Công trái xây dựng Tổ quốc có được để lại thừa kế không?
Công trái xây dựng Tổ quốc do Chính phủ phát hành nhằm huy động nguồn vốn trong nhân dân để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước.
Việc cho, tặng, để lại thừa kế đối với công trái xây dựng Tổ quốc được quy định tại Điều 12 Pháp lệnh Phát hành công trái xây dựng tổ quốc năm 1999. Cụ thể như sau:
Công trái được mua, bán, tặng cho, thừa kế, cầm cố.
Người mua lại công trái; người được tặng cho, thừa kế công trái được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp như đối với người mua công trái; người nhận cầm cố công trái được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp như đối với người nhận cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì theo quy định này, công trái cũng là đối tượng được để lại thừa kế cũng như thực hiện các giáo dịch dân sự khác như những loại tài sản bình thường khác.
Trên đây là nội dung hỗ trợ đối với thắc mắc của bạn về việc cho, tặng, để lại thừa kế đối với công trái xây dựng Tổ quốc. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Pháp lệnh Phát hành công trái xây dựng tổ quốc năm 1999.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?