Các trường hợp nào phải giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Các trường hợp phải giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 51 Nghị định 34/2018/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chính phủ ban hành, theo đó:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương trong các trường hợp sau đây:
1. Quỹ bảo lãnh tín dụng không có đủ vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại khoản 4 Điều 64 và khoản 6 Điều 6 Nghị định này.
2. Tỷ lệ dư nợ cấp bảo lãnh tín dụng trên vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại thời điểm 31 tháng 12 hàng năm thấp hơn 10% trong 05 năm liên tiếp kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Tỷ lệ nợ xấu của Quỹ bảo lãnh tín dụng cao hơn 50% vốn điều lệ thực có của Quỹ trong 03 năm liên tiếp.
Trên đây là tư vấn về các trường hợp phải giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Hướng dẫn hạch toán lệ phí môn bài năm 2025 theo Thông tư 200 và Thông tư 133?
- Thời điểm bãi bỏ mức lương cơ sở là khi nào?
- Đáp án Tuần 3 Cuộc thi Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025?
- Ngày thần tài là gì? Ngày Vía Thần Tài 2025 vào mùng mấy tháng giêng?