Nguyên tắc thực hiện, giá trị pháp lý của văn bản điện tử của các cơ quan thuộc Ủy ban dân tộc
Nguyên tắc thực hiện, giá trị pháp lý của văn bản điện tử được quy định tại Điều 3 Quyết định 67/QĐ-UBDT năm 2018 về quản lý và sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, chứng thư số tại Ủy ban dân tộc. Cụ thể như sau:
+ Đảm bảo độ tin cậy, tính chính xác, kịp thời và an toàn, an ninh thông tin;
+ Tuân thủ các quy định của Luật giao dịch điện tử và các quy định khác về bảo vệ bí mật nhà nước, công nghệ thông tin, viễn thông, Văn thư, lưu trữ.
- Giá trị pháp lý của văn bản điện tử
+ Khi áp dụng chữ ký số, văn bản điện tử thay thế văn bản giấy được ký tay và con dấu theo quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005, có giá trị pháp lý theo Điều 35 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
+ Chữ ký số sử dụng trong văn bản điện tử là chữ ký số tương ứng với chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng cấp theo quy định tại Thông tư số 08/2016/TT-BQP.
- Áp dụng chữ ký số để gửi, nhận văn bản qua các hệ thống thông tin: hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống thư điện tử và Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc.
Trên đây là nội dung tư vấn về Nguyên tắc thực hiện, giá trị pháp lý của văn bản điện tử của các cơ quan thuộc Ủy ban dân tộc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 67/QĐ-UBDT năm 2018.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?