Các trường hợp nào được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc Bộ Quốc phòng quản lý?
Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc Bộ Quốc phòng quản lý được quy định tại Điều 19 Thông tư 46/2016/TT-BQP Quy định tuyến chuyên môn kỹ thuật khám, chữa bệnh; đăng ký vào chuyển tuyến khám, chữa bệnh đối với đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý như sau:
1. Quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15, Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều 17, Khoản 1 Điều 18 đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Quân đội cùng tuyến hoặc tuyến dưới, nếu kèm theo giấy giới thiệu của đơn vị được xác định là đúng tuyến.
2. Trường hợp quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu đi công tác hoặc nghỉ phép, nghỉ chuẩn bị hưu nếu đến khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân y hoặc dân y thuộc địa bàn nơi công tác, nơi nghỉ phép hoặc nghỉ chuẩn bị hưu được xác định là đúng tuyến khi:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thuộc tuyến tương đương cho từng đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 15, Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều 17, Khoản 1 Điều 18; hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó nằm trong phạm vi thông tuyến khám bệnh, chữa bệnh đã được quy định; hoặc bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào nếu nằm cùng trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc thuộc vùng giáp ranh;
b) Có giấy công tác, hoặc giấy nghỉ phép, hoặc quyết định nghỉ chuẩn bị hưu hợp lệ.
3. Quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định tại Thông tư số 26/2014/TT-BQP ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Bộ Quốc phòng Ban hành Danh mục bệnh hiểm nghèo, Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày để thực hiện chế độ, chính sách trong Quân đội, khi tiếp tục đến khám và điều trị bệnh cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu chuyển đến được xác định là đúng tuyến.
4. Trường hợp cấp cứu, sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được tiếp tục điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh hoặc được chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn được xác định là đúng tuyến.
5. Trường hợp người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc sau khi chuyển tuyến được phát hiện hoặc phát sinh bệnh khác kèm theo nếu thuộc phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh được xác định là đúng tuyến.
Trên đây là nội dung quy định về các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 46/2016/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?