Bồi thường hành lý ký gửi bị mất mát, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp được thực hiện ra sao?

Việc bồi thường hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Lâm Đồng. Qua một số bài viết và phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết, Nhà nước vừa ban hành quy định mới về hoạt động vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt, trong đó có đề cập đến hoạt động quản lý hàng hóa, hành khách đi tàu, tuy nhiên không phân tích rõ. Cho tôi hỏi, theo quy định này thì việc bồi thường hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp được tiến hành ra sao? Tôi có thể tham khảo thêm vấn đề này tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!   Đặng Thu Hà (ha***@gmail.com)

Từ ngày 01/7/2018, Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia chính thức có hiệu lực thi hành. 

Theo đó, việc bồi thường hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 29 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT. Cụ thể như sau:

1. Hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng, thì được bồi thường một trong các hình thức sau đây:

a) Theo mức do hai bên thỏa thuận;

b) Theo giá thị trường của hàng hóa đó tại thời điểm trả tiền và địa điểm trả hàng; trong trường hợp không có giá thị trường của hàng hóa đó thì theo giá trị trung bình của hàng hóa cùng loại, cùng chất lượng trong khu vực nơi trả hàng.

2. Hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng một phần thì bồi thường phần mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng; trường hợp mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng dẫn đến hư hỏng hoặc không sử dụng được toàn bộ thì phải bồi thường toàn bộ và doanh nghiệp được quyền sở hữu số hàng hóa tổn thất đã bồi thường.

3. Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều này, doanh nghiệp còn phải hoàn lại cho người gửi toàn bộ tiền vận chuyển và chi phí đã thu.

4. Hành khách, người gửi hành lý ký gửi và doanh nghiệp thỏa thuận về các hình thức và mức bồi thường được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này hoặc bằng các hình thức và mức bồi thường khác mà hai bên thống nhất thực hiện, trường hợp không thỏa thuận được thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập đối với thắc mắc của bạn về việc bồi thường hành lý ký gửi bị mất mát, giảm khối lượng, hư hỏng hoặc giảm chất lượng do lỗi của doanh nghiệp. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm quy định cụ thể tại Thông tư 09/2018/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy báo nợ dành cho doanh nghiệp mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách nhận biết công ty ma mới nhất năm 2024? Những hành vi nào là mua bán trái phép hoá đơn?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được sử dụng địa chỉ nhà tập thể để làm địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp gồm những chức danh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn hạch toán kế toán cho doanh nghiệp hoạt động giáo dục và đào tạo năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng kê trích nộp các khoản theo lương dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi điều kiện bổ nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có phải kê khai loại hình doanh nghiệp khi mở tài khoản ngân hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc thỏa thuận thời gian bảo mật thông tin doanh nghiệp trong hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
Thư Viện Pháp Luật
258 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào