Các công đoạn gia công, chế biến được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa

Các công đoạn gia công, chế biến được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Huy Khánh, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, các công đoạn gia công, chế biến được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Huy Khánh (huykhanh*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa thì các công đoạn gia công, chế biến được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa được quy định cụ thể như sau:

Công đoạn gia công, chế biến sau đây khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau, được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ:

- Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).

- Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng Phần.

- Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.

- Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự.

- Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại.

- Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

- Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ Khoản 1 đến Khoản 6 Điều 9 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.

- Giết, mổ động vật.

Trên đây là nội dung tư vấn về các công đoạn gia công, chế biến được xem là đơn giản và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP.

Trân trọng!

Xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất xứ hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Hàng hóa nào được xem là hàng hóa có xuất xứ không thuần túy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục X bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/ nhà cung cấp nguyên liệu trong nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo hiệp định RCEP, hàng hóa được coi là có xuất xứ khi nào? Xác minh xuất xứ hàng hóa theo hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thay đổi nơi cấp C/O như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, ai là người có trách nhiệm xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được lưu trữ trong thời hạn tối thiểu bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Như thế nào là hàng hóa có xuất xứ? Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
C/O là gì? Quy trình khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất xứ hàng hóa
Thư Viện Pháp Luật
454 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào