Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chính sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng
Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chính sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được quy định tại Mục A Phần XIII Phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018, cụ thể:
Mở rộng các hình thức bản sao cho phù hợp với cách thức thực hiện thủ tục hành chính, theo đó quy định có thể lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) với các loại giấy tờ của các thủ tục hành chính sau:
- Thủ tục Xác nhận đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (đối với người hoạt động cách mạng đang còn sống): Quyết định nghỉ hưu hoặc Phiếu cá nhân của cán bộ Quân đội nghỉ hưu hoặc Quyết định phục viên, xuất ngũ.
- Thủ tục Xác nhận đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (đã hy sinh, từ trần từ ngày 30 tháng 6 năm 1999 trở về trước và sau ngày 30 tháng 6 năm 1999): Quyết định nghỉ hưu hoặc Phiếu cá nhân của cán bộ Quân đội nghỉ hưu hoặc Quyết định phục viên, xuất ngũ hoặc Giấy báo tử, chứng tử.
- Thủ tục Xác nhận đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (đối với người hoạt động cách mạng đang còn sống): Quyết định nghỉ hưu hoặc Phiếu cá nhân của cán bộ Quân đội nghỉ hưu hoặc Quyết định phục viên, xuất ngũ.
- Thủ tục Xác nhận đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (đã hy sinh, từ trần trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về sau): Quyết định nghỉ hưu hoặc Phiếu cá nhân của cán bộ Quân đội nghỉ hưu hoặc Quyết định phục viên, xuất ngũ hoặc Giấy báo tử, chứng tử.
- Thủ tục Xác nhận hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến: Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng hoặc Bằng Anh hùng.
- Thủ tục Xác nhận hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong kháng chiến (đã từ trần trước khi nhận được quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng): Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng hoặc Bằng Anh hùng.
- Thủ tục Xác nhận đối với người đang công tác bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, chưa được giám định: Một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước.
- Thủ tục Xác nhận đối với thương binh đang công tác đề nghị giám định lại thương tật do vết thương cũ tái phát: Giấy chứng nhận bị thương, Biên bản của các lần giám định trước.
- Thủ tục xác nhận đối với thương binh đang công tác đề nghị giám định bổ sung vết thương còn sót: Giấy chứng nhận bị thương, Biên bản của các lần giám định trước.
- Thủ tục Xác nhận đối với người bị thương đã chuyển ra ngoài Quân đội chưa được giám định thương tật: Quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, hưu trí, thôi việc.
- Thủ tục Xác nhận đối với quân nhân tại ngũ bị bệnh: Lý lịch cán bộ hoặc Lý lịch quân nhân, Lý lịch đảng viên có ghi đầy đủ quá trình công tác.
- Thủ tục Xác nhận đối với quân nhân đã xuất ngũ bị bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần: Quyết định phục viên, xuất ngũ.
- Thủ tục Xác nhận người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học đang công tác trong Quân đội: (i) Một trong những giấy tờ chứng minh có thời gian tham gia kháng chiến tại vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hoá học: Giấy Giao thông vận tải; giấy chuyển thương, chuyển viện; Giấy điều trị; Giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hoá học từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước; (ii) một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ; Lý lịch đảng viên; Lý lịch quân nhân; Huân chương hoặc Huy chương chiến sĩ giải phóng; (iii) Bệnh án điều trị tại cơ sở y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định, trừ các trường hợp: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học dẫn đến vô sinh theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định; người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) được đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên xác nhận; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không mắc bệnh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 39 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP nhưng sinh con dị dạng, dị tật được Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền kết luận.
- Thủ tục Xác nhận đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: Một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân hoặc các giấy tờ hợp lệ khác có xác nhận nơi bị địch bắt cầm tù, thời gian, địa điểm bị tù.
- Thủ tục Xác nhận hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế: Một trong các giấy tờ: Huân chương Kháng chiến; Huy chương Kháng chiến; Huân chương Chiến thắng; Huy chương Chiến thắng; Giấy chứng nhận đã được khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và thời gian hoạt động kháng chiến thực tế do Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị cấp.
- Thủ tục Sửa đổi nội dung cá nhân trong hồ sơ người có công với cách mạng (đối với đối tượng đã chuyển ra ngoài quân đội): Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, sổ đăng ký hộ khẩu.
- Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước (đối với đối tượng đã về gia đình): Một trong các giấy tờ: Lý lịch đảng viên (nếu là đảng viên); Lý lịch cán bộ, Bản trích 63, Lý lịch quân nhân (nếu có) hoặc một trong các giấy tờ có liên quan: Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm, điều động, giao nhiệm vụ; Huân huy chương kháng chiến và các hình thức khen thưởng khác; Phiếu chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe; Hồ sơ hưởng chế độ người có công, hưởng bảo hiểm xã hội một lần; các giấy tờ chứng nhận có liên quan khác.
- Thủ tục Thực hiện chế độ một lần đối với đối tượng hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội theo Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg (đối tượng lập hồ sơ lần đầu, đối với đối tượng đã về gia đình): Một trong các giấy tờ: Lý lịch đảng viên (nếu là đảng viên); Lý lịch cán bộ, Bản trích 63, Lý lịch quân nhân (nếu có); Hồ sơ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, hồ sơ hưởng chế độ bệnh binh hoặc hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng hoặc một trong các giấy tờ có liên quan: Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm, điều động, giao nhiệm vụ; Huân huy chương kháng chiến và các hình thức khen thưởng khác; Phiếu chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe; Hồ sơ hưởng chế độ người có công, hưởng bảo hiểm xã hội một lần; các giấy tờ chứng nhận có liên quan khác
- Thủ tục Thực hiện chế độ một lần đối với đối tượng hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội đã được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg (đối với đối tượng đã về gia đình): Một trong các giấy tờ: Lý lịch đảng viên (nếu là đảng viên); Lý lịch cán bộ, Bản trích 63, Lý lịch quân nhân (nếu có); Hồ sơ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, hồ sơ hưởng chế độ bệnh binh hoặc hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng hoặc một trong các giấy tờ có liên quan: Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm, điều động, giao nhiệm vụ; Huân huy chương kháng chiến và các hình thức khen thưởng khác; Phiếu chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe; Hồ sơ hưởng chế độ người có công, hưởng bảo hiểm xã hội một lần; các giấy tờ chứng nhận có liên quan khác.
- Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với dân quân tập trung ở miền Bắc, du kích tập trung ở miền Nam (bao gồm cả lực lượng mật quốc phòng) đã về gia đình: Một trong các giấy tờ: Lý lịch đảng viên (nếu là đảng viên); Lý lịch cán bộ, Bản trích 63, Lý lịch quân nhân (nếu có) hoặc một trong các giấy tờ có liên quan: Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm, điều động, giao nhiệm vụ; Huân huy chương kháng chiến và các hình thức khen thưởng khác; Phiếu chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe; hồ sơ hưởng chế độ người có công, hưởng bảo hiểm xã hội một lần; các giấy tờ chứng nhận có liên quan khác.
- Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có từ đủ 15 đến dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương: Không quy định nộp bản phô tô có công chứng hoặc xác nhận của phường, thay bằng quy định nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo xuất trình bản chính để đối chiếu đối với Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
- Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 15 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (bao gồm cả đối tượng đã từ trần): Không quy định nộp bản phô tô có công chứng hoặc xác nhận của phường, thay bằng quy định nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo xuất trình bản chính để đối chiếu đối với Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
- Thủ tục Thực hiện chế độ trợ cấp một lần đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 15 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (đối tượng cư trú ở địa phương khác không còn lưu giữ được giấy tờ): Không quy định nộp bản phô tô có công chứng hoặc xác nhận của phường, thay bằng quy định nộp bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo xuất trình bản chính để đối chiếu đối với chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
- Thủ tục Giải quyết chế độ hỗ trợ thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ đi tìm mộ liệt sĩ: Giấy báo tử liệt sĩ hoặc Bằng Tổ quốc ghi công.
Trên đây là tư vấn về đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực chính sách thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2018. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?