Thủ tục thực hiện xử lý tài sản vi phạm hành chính trong trường hợp đặc biệt được quy định như thế nào?
Thủ tục thực hiện xử lý tài sản vi phạm hành chính trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 9 Thông tư 159/2014/TT-BTC hướng dẫn 29/2014/NĐ-CP thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, cụ thể như sau:
Đối với các trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định tịch thu, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP lập phương án xử lý báo cáo Bộ Tài chính hoặc báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có) để đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Trong phương án xử lý phải nêu rõ: loại tài sản; số lượng/khối lượng tài sản; hiện trạng tài sản; đề xuất hình thức xử lý đối với từng loại tài sản và cơ sở đề xuất hình thức xử lý đó;
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý. Trường hợp xét thấy phương án đề xuất không phù hợp, Bộ trưởng Bộ Tài chính có văn bản đề nghị đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản thực hiện tiêu hủy tài sản theo quy định tại Nghị định số 29/2014/NĐ-CP.
Trên đây là nội dung câu trả lời về thủ tục thực hiện xử lý tài sản vi phạm hành chính trong trường hợp đặc biệt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 159/2014/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Nghị định 61 như thế nào?
- Từ ngày 01/01/2025, mắc bệnh nào thì không được lái xe hạng A1?
- Tổng hợp Mẫu Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu 2024 dành cho Bí thư?
- Tra cứu danh sách công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự 2025 ở đâu?
- Hướng dẫn cách cho điểm khám thị lực đi nghĩa vụ quân sự 2025?