Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm bị phá sản được quy định như thế nào?
Xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm bị phá sản được pháp luật quy định tại Điều 57 Nghị định 163/2006/NĐ-CP giao dịch bảo đảm, cụ thể như sau:
- Trong trường hợp bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ bị phá sản thì tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản và Nghị định này để thực hiện nghĩa vụ; trường hợp pháp luật về phá sản có quy định khác với Nghị định này về việc xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng các quy định của pháp luật về phá sản.
- Trong trường hợp bên bảo đảm là người thứ ba cầm cố, thế chấp tài sản bị phá sản thì tài sản bảo đảm được xử lý như sau:
+ Nếu nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn thực hiện mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện nghĩa vụ;
+ Nếu nghĩa vụ được bảo đảm chưa đến hạn thực hiện thì tài sản bảo đảm được xử lý theo thoả thuận của các bên; trong trường hợp không có thoả thuận thì tài sản bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm.
Trên đây là nội dung câu trả lời quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm bị phá sản. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 26 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Hướng dẫn tính số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng?
- Danh sách công dân được miễn, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự được lập và công khai như thế nào?
- Toán sinh anh là khối gì? Toán sinh anh học ngành gì?
- Tiền thưởng của đảng viên theo định kỳ có thể lên đến 1,5 lần lương cơ sở?
- Tỉnh Điện Biên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Điện Biên giáp với những tỉnh nào?