Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu
Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH về quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó:
Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu như sau:
Mức trợ cấp hằng tháng |
= |
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động |
+ |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp |
|
= |
{0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} |
+ |
{0,05 x L + (t-1) x 0,003 x L} |
Trong đó:
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤100).
- L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
- t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
Ví dụ 5: Ông E trên đường đi họp bị tai nạn giao thông vào tháng 8 năm 2016. Sau khi điều trị ổn định thương tật ông E được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 40%.
Ông E có 12 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2016 là 3.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông E thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,005 x 3.400.000 + (12 - 1) x 0,003 x 3.400.000 = 129.200 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:
580.800 đồng/tháng + 129.200 đồng/tháng = 710.000 (đồng/tháng).
Ví dụ 6: Ông M tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X từ tháng 9 năm 2016 và bị tai nạn lao động vào ngày 05 tháng 9 năm 2016. Sau khi thương tật ổn định và được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động 40%, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9 năm 2016 là 3.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông M thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,005 x 3.400.000 = 17.000 (đồng/tháng)
- Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:
580.800 đồng/tháng + 17.000 đồng/tháng = 597.800 (đồng/tháng)
Ví dụ 7: Ông Q có thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2017 với mức lương là 17.000.000 đồng/tháng. Có thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp Z từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018 và với mức lương là 5.000.000 đồng/tháng.
Ngày 09 tháng 01 năm 2017 ông Q bị tai nạn lao động. Như vậy, Doanh nghiệp Z vẫn phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong tháng 01 năm 2017 đối với ông Q và thời gian, tiền lương làm căn cứ để tính khoản trợ cấp tai nạn lao động theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với ông Q như sau:
- Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động của ông Q chỉ được tính từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016.
- Tiền lương làm căn cứ tính hưởng trợ cấp theo thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của ông Q được xác định:
+ Là tổng tiền lương của tháng 12 năm 2016 tại Doanh nghiệp X và tiền lương của tháng 01 năm 2017 tại Doanh nghiệp Z nếu ông Q bị tại nạn lao động tại doanh nghiệp Z;
+ Là tiền lương của tháng 12/2016 tại Doanh nghiệp X nếu ông Q bị tai nạn lao động tại Doanh nghiệp X.
Ví dụ 8: Ông A giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X. Đồng thời, Ông A có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Y. Tháng 8 năm 2016, trên đường đi hội nghị theo sự phân công của người sử dụng lao động doanh nghiệp X thì Ông A bị tai nạn giao thông. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%.
Ông A có 12 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổng mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X và Doanh nghiệp Y là 13.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng bắt đầu hưởng trợ cấp tai nạn lao động là 1.210.000 đồng/tháng. Ông A thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động = 0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,005 x13.400.000 + (12 - 1) x 0,003 x 13.400.000 = 509.200 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp hàng tháng là 580.800 + 509.200 = 1.090.000 đồng/tháng. Doanh nghiệp X có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho ông A.
Ví dụ 9: Tháng 8 năm 2016, ông A đồng thời có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X và Doanh nghiệp Y. Ngày 20 tháng 8 năm 2016, trên đường đi hội nghị theo sự phân công của người sử dụng lao động doanh nghiệp X thì ông A bị tai nạn giao thông. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%.
Tổng mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X và Doanh nghiệp Y là 13.400.000 đồng. Giả sử mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông A thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động = 0,3 x 1.210.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 580.800 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,005 x 13.400.000 = 67.000 đồng/tháng.
- Mức trợ cấp hàng tháng là 580.800 đồng/tháng + 67.000 đồng/tháng = 647.800 đồng/tháng.
Doanh nghiệp X có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho ông A.
Trên đây là tư vấn về trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?