Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu
Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH về quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó:
Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:
Mức trợ cấp một lần |
= |
Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động |
+ |
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp |
|
= |
{5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} |
+ |
{0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L} |
Trong đó:
- Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.
- m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤30).
- L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.
- t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.
Ví dụ 1: Ông A là công chức bị tai nạn lao động ngày 16 tháng 6 năm 2017. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 05 tháng 7 năm 2017. Ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%. Ông A có 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 5 năm 2017 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với hệ số là 3,66. Mức lương cơ sở tại thời điểm tháng 7 năm 2017 là 1.300.000 đồng, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông A được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
5 x 1.300.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.300.000 = 16.250.000 (đồng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,5 x 3,66 x 1.300.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3,66 x 1.300.000 = 15.225.600 (đồng).
- Mức trợ cấp một lần của ông A là:
16.250.000 + 15.225.600 = 31.475.600 (đồng)
Ví dụ 2: Ông B bị tai nạn lao động ngày 12 tháng 5 năm 2017. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 10 tháng 8 năm 2017. Ông B được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%.
Ông B bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 01 năm 2016 thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có 01 năm 4 tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 4 năm 2017 với hệ số là 2,34; Với mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng tại thời điểm tháng 8 năm 2017, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông B được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
5 x 1.300.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.300.000 = 16.250.000 (đồng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5 x 2.831.400 = 1.415.700 (đồng)
(mức đóng bảo hiểm xã hội tháng 4 năm 2017 của ông B là: 2,34 x 1.210.000 = 2.831.400 đồng)
- Mức trợ cấp một lần của ông B là:
16.250.000 + 1.415.700 = 17.665.700 (đồng)
Ví dụ 3: Ông Đ bị tai nạn lao động tháng 8 năm 2016. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông Đ được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%. Ông Đ có 14 năm đóng bảo hiểm xã hội (trong đó có 01 năm đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ, 02 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, 01 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hai chế độ hưu trí, tử tuất và 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp); mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2016 là 3.200.000 đồng; mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng.
Ông Đ thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
5 x 1.210.000+ (20- 5) x 0,5 x 1.210.000 = 15.125.000 (đồng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
0,5 x 3.200.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3.200.000 = 10.240.000 (đồng)
- Mức trợ cấp một lần của ông Đ là:
15.125.000 + 10.240.000 = 25.365.000 (đồng).
Ví dụ 4: Ông B tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X từ tháng 9 năm 2016 và bị tai nạn lao động vào ngày 16 tháng 9 năm 2016. Sau khi thương tật ổn định và được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động 20%, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9 năm 2016 là 3.200.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng. Ông B thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau:
- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:
5 x 1.210.000+ (20-5) x 0,5 x 1.210.000 = 15.125.000 (đồng)
- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5 x 3.200.000 = 1.600.000 (đồng)
- Mức trợ cấp một lần của ông B là:
15.125.000 + 1.600.000 = 16.725.000 (đồng)
Trên đây là tư vấn về trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 23 tháng 11 là ngày gì? Ngày 23 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 23 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Lời chúc cô 20 11 cảm động, ý nghĩa mới nhất năm 2024?
- Đề xuất cán bộ không đủ tuổi tái cử, tự nguyện nghỉ hưu sớm không trừ tiền lương hưu?
- Điểm cực Nam của nước ta nằm ở tỉnh nào? Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là bao nhiêu?
- Chở trẻ em trên xe ô tô không có thiết bị an toàn có thể bị phạt 1 triệu đồng?