Các khoản tổn thất được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý của Ngân hàng Nhà nước
Ngày 31/12/2013, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, các khoản tổn thất được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý của Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 9 Thông tư 39/2013/TT-NHNN. Cụ thể như sau:
Ngân hàng Nhà nước được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý đối với các khoản tổn thất phát sinh từ các khoản mục sau:
1. Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài
Tổn thất về tiền, vàng và các tài sản khác gửi tại ngân hàng nước ngoài do nguyên nhân bất khả kháng như quốc gia nơi Ngân hàng Nhà nước đầu tư hoặc lưu ký tài sản bị chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và ngân hàng nước ngoài đó không còn khả năng thanh toán.
2. Hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế
Tổn thất do giảm giá chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và tổn thất do những nguyên nhân khách quan như: đối tác phát hành chứng khoán bị thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt, phá sản, giải thể…, Ngân hàng Nhà nước không thể thu đủ giá trị ghi sổ của chứng khoán, đồng thời chứng khoán đã trích lập dự phòng giảm giá; Ngân hàng Nhà nước sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất.
3. Hoạt động tái cấp vốn
a) Các khoản nợ (gốc và lãi) được xóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp cho Ngân hàng Nhà nước.
b) Các khoản nợ vay, các khoản trả thay tổ chức tín dụng có đủ bằng chứng chắc chắn là không còn khả năng thu hồi nợ khi tổ chức tín dụng bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
4. Thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước
Các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước được xử lý theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép dùng khoản dự phòng rủi ro để xử lý các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước, bao gồm:
a) Các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước đã hết thời hạn thanh toán hoặc không có thời hạn thanh toán và sau thời gian tối thiểu 05 (năm) năm chưa có biện pháp xử lý;
b) Các khoản thanh toán với Nhà nước và Ngân sách Nhà nước khác.
5. Các khoản phải thu khác
Các khoản tổn thất về khoản phải thu trong quá trình hoạt động có đủ bằng chứng tin cậy là không còn đối tượng để thu hoặc đối tượng phải thu không còn khả năng thanh toán.
6. Các khoản tổn thất trong hoạt động thanh toán, ngân quỹ, quản lý dự trữ ngoại hối và can thiệp bình ổn thị trường vàng trong nước:
a) Các khoản tổn thất trong khi thực hiện hoạt động thanh toán như sự cố kỹ thuật mạng thanh toán, công nghệ…;
b) Các khoản tổn thất về tiền, vàng, tài sản quý và giấy tờ có giá phát sinh trong hoạt động ngân quỹ như:
- Tổn thất trong quá trình vận chuyển trên đường có xảy ra sự cố do nguyên nhân bất khả kháng bao gồm bị tai nạn, bị cướp, bị phá hoại, thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố hoặc do nguyên nhân bất khả kháng khác;
- Tổn thất tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá tại nơi giao dịch và kho tiền do bị phá hoại, bị cướp, hỏa hoạn, thiên tai, chiến tranh, khủng bố hoặc do nguyên nhân khách quan khác mang lại;
c) Các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước và can thiệp bình ổn thị trường vàng trong nước như tổn thất trong việc kiểm định chất lượng vàng, giảm giá vàng.
7. Các khoản tổn thất khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về các khoản tổn thất được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý của Ngân hàng Nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 39/2013/TT-NHNN.
Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?