Hình thức, nội dung tổ chức phong trào thi đua trong hệ thống Cơ quan công tác dân tộc
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2015/TT-UBDT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong hệ thống Cơ quan công tác dân tộc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành thì nội dung này được quy định như sau:
1. Hình thức tổ chức phong trào thi đua được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 2 Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP.
2. Nội dung tổ chức phong trào thi đua:
Căn cứ nội dung phát động thi đua của Ủy ban Dân tộc, của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đặc điểm, tính chất, yêu cầu nhiệm vụ công tác, các cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống Cơ quan công tác dân tộc tổ chức phong trào thi đua:
a) Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, đề ra các khẩu hiệu, chỉ tiêu, nội dung, thời hạn thi đua. Việc xác định nội dung và tiêu chí thi đua phải phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương và có tính khả thi, đảm bảo các điều kiện về tinh thần, vật chất cho phong trào thi đua; chỉ tiêu thi đua, tiêu chí khen thưởng đặt ra phải từ mức tiên tiến trở lên để đảm bảo từng cá nhân, tập thể cần nỗ lực, tích cực phấn đấu mới hoàn thành.
b) Phong trào thi đua có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền, dễ thực hiện; nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để đề ra nội dung, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
c) Căn cứ vào chỉ tiêu, nội dung của phong trào thi đua để xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với thực tế và để làm căn cứ bình xét thi đua, khen thưởng trong các kỳ sơ kết, tổng kết.
d) Xác định biện pháp tổ chức phong trào thi đua; có hình thức tổ chức phát động thi đua phù hợp, coi trọng công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể.
đ) Phát động, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua; tổ chức vận động, theo dõi, kiểm tra, giám sát, tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và kịp thời phổ biến các kinh nghiệm tốt cho đối tượng tham gia thi đua.
e) Sơ kết, tổng kết thi đua để đánh giá đúng kết quả, tác dụng của phong trào thi đua; công khai lựa chọn, bình xét, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc; tổ chức tuyên truyền, xây dựng, phát hiện nhân tố mới và nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong hệ thống Cơ quan công tác dân tộc.
g) Trong quá trình tổ chức thực hiện chú trọng công tác chỉ đạo điểm, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra. Nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nhân tố mới, cách làm hay trong phong trào thi đua. Việc phát hiện điển hình tiên tiến là nhiệm vụ trọng tâm trong tổ chức các phong trào thi đua.
Trên đây là nội dung tư vấn về Hình thức, nội dung tổ chức phong trào thi đua trong hệ thống Cơ quan công tác dân tộc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 02/2015/TT-UBDT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?