Kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương

Việc kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đăk Nông. Trong quá trình công tác, tôi có tìm hiểu thêm một số thông tin về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực Công thương, tuy nhiên một vài điểm tôi chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, hiện nay, việc kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương được thực hiện ra sao? Tôi có thể tham khảo thêm vấn đề này tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ các chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Trần Minh Đức (0907****)

Ngày 24/3/2014, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 11/2014/TT-BCT về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

Theo đó, việc kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 3 Thông tư 11/2014/TT-BCT. Cụ thể như sau: 

1. Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 5 Thông tư số 22/2011/TT-BCT ngày 31 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương (sau đây gọi là Thông tư số 22/2011/TT-BCT), trước khi đăng ký vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, các đơn vị dự kiến đăng ký có trách nhiệm thực hiện bổ sung các hoạt động sau để làm cơ sở cho việc đề nghị xây dựng văn bản có chứa thủ tục hành chính:

a) Đối với đề nghị xây dựng văn bản mới; nghiên cứu rõ số lượng, hình thức và dự kiến triển khai thực hiện của từng thủ tục hành chính, dự kiến số lượng đối tượng bị tác động bởi thủ tục hành chính sẽ được quy định trong văn bản;

b) Đối với đề nghị xây dựng văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành: đánh giá hiệu quả thực tiễn việc thực hiện các thủ tục hành chính hiện có trong các văn bản quy phạm pháp luật được đề nghị sửa đổi, bổ sung trong sự phù hợp với các mục tiêu, yêu cầu, bối cảnh quản lý nhà nước tại thời điểm ban hành văn bản và thời điểm sửa đổi, bổ sung. Trường hợp văn bản sửa đổi, bổ sung không có sửa đổi về thủ tục hành chính thì không cần thực hiện quy định tại khoản này.

2. Khi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 22/2011/TT-BCT, các đơn vị có trách nhiệm bổ sung trong thuyết minh về đề nghị xây dựng văn bản nội dung nêu rõ căn cứ thực tiễn, sự cần thiết, dự kiến số lượng, hình thức, phương thức thực hiện các thủ tục hành chính. Trường hợp văn bản được đề nghị xây dựng là văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành thì chỉ thuyết minh cho những nội dung có sửa đổi về thủ tục hành chính.

Ví dụ:

a) Trường hợp văn bản được ban hành mới:

Ngoài sự cần thiết ban hành văn bản do thực hiện Luật Y, căn cứ vào tình hình thực tiễn quản lý nhà nước trong ngành, lĩnh vực, cần phải xây dựng Nghị định A. Trong đó, Nghị định A dự kiến sẽ có thủ tục hành chính trong 7 nội dung quản lý nhà nước trong đó có 1 thủ tục dưới dạng cấp giấy phép và các giấy tương tự như giấy phép (chứng nhận đủ điều kiện, hạn ngạch...), 3 thủ tục dưới dạng đăng ký có xác nhận, 3 thủ tục dưới dạng thông báo. Phương thức thực hiện bao gồm nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến, số lượng đối tượng dự kiến sẽ tác động đến là 300 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

b) Trường hợp văn bản ban hành sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành:

Nghị định B sẽ sửa đổi, bổ sung Nghị định A về nội dung X trong đó có liên quan đến việc sửa đổi 01 hoặc một số thủ tục hành chính như sau:... (chỉ cần thuyết minh đối với các thủ tục hành chính tại Nghị định B để thực hiện nội dung X bị sửa đổi, bổ sung của Nghị định A mà không thuyết minh đối với các thủ tục khác đang được quy định của Nghị định A).

3. Vụ Pháp chế có trách nhiệm thẩm tra nội dung liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc thẩm tra được thực hiện trong quá trình thẩm tra đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 22/2011/TT-BCT.

Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về việc kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công thương. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Thông tư 11/2014/TT-BCT.

Chúc bạn sức khỏe và thành đạt!

Trân trọng!

Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ luật Hình sự hiện hành có hiệu lực từ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được ban hành bởi cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật An ninh mạng năm 2018 gồm bao nhiêu chương, điều?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Luật Điện lực 2024 áp dụng từ ngày 01/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các Luật hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Nghị định, Thông tư có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung 04 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT còn hiệu lực không? Áp dụng đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Luật Công chứng 2024? Luật công chứng 2024 khi nào có hiệu lực?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Luật Địa chất và khoáng sản áp dụng từ 01/7/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Thư Viện Pháp Luật
220 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Văn bản quy phạm pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn bản quy phạm pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào