Mức phạt đối với hành vi lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

Hành vi lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh sẽ bị xử phạt như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quang Minh hiện tôi đang làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân tại Long Thành, Đồng Nai, vì nhu cầu tìm hiểu tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là hành vi lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh sẽ bị xử phạt như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Hành vi lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định 105/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính kế toán kiểm toán độc lập, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

Như vậy, sẽ áp dụng mức xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (hai mươi đến ba mươi triệu đồng) đối với hành vi lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Ngoài ra sẽ tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề kế toán đối với người hành nghề kế toán từ 01 tháng đến 03 tháng; đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ kế toán từ 01 tháng đến 03 tháng vi phạm quy định trên. Bên cạnh đó sẽ áp dụng mức xử phạt nêu trên đối với các hành vi:

Giả mạo, khai man chứng từ kế toán;

+ Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán;

+ Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

+ Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

+ Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng chứng từ kế toán.

Trên đây là nội dung câu trả lời về mức xử phạt đối với hành vi lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Nghị định 105/2013/NĐ-CP.

Trân trọng! 

Chứng từ kế toán
Hỏi đáp mới nhất về Chứng từ kế toán
Hỏi đáp Pháp luật
Biểu mẫu chứng từ kế toán theo Thông tư 19/2020/TT-BTC?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp danh mục và biểu mẫu chứng từ kế toán theo Thông tư 200 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý tài liệu chứng từ kế toán bị mất, hư hỏng do thiên tai bão lụt?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ theo dõi công cụ, dụng cụ theo Thông tư 107?
Hỏi đáp Pháp luật
Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực nào? Ký chứng từ kế toán bằng loại mực phai màu thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn lưu trữ tài liệu, chứng từ kế toán năm 2024 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng kiểm kê quỹ dùng cho doanh nghiệp mới nhất theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa mới nhất theo Thông tư 200?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng từ trả tiền thuê tài sản gồm có những gì? Thời hạn thuê tài sản là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng từ kế toán
Thư Viện Pháp Luật
459 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chứng từ kế toán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng từ kế toán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào