Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường của ngân sách trung ương
Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường của ngân sách trung ương được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 136/2017/TT-BTC về quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (có hiệu lực ngày 06/02/2018), theo đó:
a) Quản lý đất đai
- Điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng theo định kỳ và theo chuyên đề theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Tổng hợp, báo cáo thống kê đất đai; kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả nước và theo vùng; thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh;
- Lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh;
- Điều tra thu thập thông tin xây dựng, điều chỉnh khung giá đất, theo từng vùng; lập bản đồ giá đất;
- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
b) Đo đạc và bản đồ
- Thiết lập hệ quy chiếu quốc gia, hệ thống số liệu gốc đo đạc quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng;
- Thành lập và hiện chỉnh hệ thống bản đồ địa hình quốc gia; lập bản đồ hành chính toàn quốc và cấp tỉnh; đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia; bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng của ngành;
- Xây dựng hệ thống không ảnh cơ bản, hệ thống không ảnh chuyên dụng; hệ thống địa danh sử dụng trong đo đạc và bản đồ;
- Xây dựng, cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia, cơ sở dữ liệu địa lý chuyên dụng, dữ liệu không gian địa lý;
- Duy trì, bảo trì hệ thống điểm đo đạc quốc gia, điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng.
c) Địa chất và khoáng sản
- Điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và các chuyên đề về địa chất, khoáng sản;
- Đánh giá tiềm năng khoáng sản theo loại, nhóm khoáng sản và theo cấu trúc địa chất có triển vọng nhằm phát hiện khu vực có khoáng sản mới;
- Thăm dò một số loại khoáng sản quan trọng phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội (nếu có) theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
- Khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ, lẻ; khu vực có khoáng sản độc hại; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của trung ương;
- Thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản;
- Lưu trữ, quản lý thông tin về kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thông tin về khoáng sản;
- Bảo quản và trưng bày mẫu vật địa chất, khoáng sản.
d) Tài nguyên nước
- Điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia;
- Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải khác vào nguồn nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia;
- Hoạt động quan trắc, giám sát tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia thuộc trung ương quản lý;
- Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra;
- Các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông liên tỉnh, liên quốc gia; điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên các lưu vực sông liên tỉnh; lập quy trình vận hành liên hồ chứa; xây dựng danh mục lưu vực sông, danh mục nguồn nước theo quy định;
- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước quốc gia.
đ) Biển và Hải đảo
- Điều tra cơ bản tài nguyên biển và hải đảo thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Các nhiệm vụ, dự án, đề án thuộc chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo quyết định của cấp có thẩm quyền, có tính chất chi từ nguồn kinh phí chi hoạt động kinh tế;
- Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Điều tra, đánh giá, thống kê, phân loại, quản lý tài nguyên biển và hải đảo do Trung ương quản lý;
- Hoạt động quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên môi trường biển và hải đảo quốc gia;
- Xây dựng, cập nhật, quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường biển và hải đảo của ngành, quốc gia theo quy định của pháp luật.
e) Khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu
- Hoạt động quan trắc khí tượng thủy văn thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; điều tra, khảo sát bổ sung thông tin, dữ liệu cho mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia;
- Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia;
- Giám sát biến đổi khí hậu;
- Xây dựng, quản lý thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia và giám sát biến đổi khí hậu.
g) Viễn thám
- Giám sát tài nguyên, thiên tai bằng công nghệ viễn thám phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia;
- Vận hành, bảo trì hệ thống trạm thu ảnh viễn thám quốc gia;
- Mua dữ liệu viễn thám (nếu có) phục vụ công tác giám sát tài nguyên môi trường và thiên tai, trong trường hợp trạm thu ảnh vệ tinh của Việt Nam và cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia không đáp ứng được yêu cầu về khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
h) Đa dạng sinh học
Nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về đa dạng sinh học của trung ương theo khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
i) Các nhiệm vụ chi khác
- Lập, điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch các lĩnh vực theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch về tài nguyên theo lĩnh vực; thống kê ngành và quốc gia về tài nguyên môi trường (không bao gồm thống kê lĩnh vực môi trường chi từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường);
- Xây dựng, tích hợp, lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu chung về tài nguyên quốc gia; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều tra, đánh giá, quản lý tài nguyên của trung ương theo quy định của các pháp luật chuyên ngành, nội dung có tính chất chi thường xuyên từ nguồn kinh phí hoạt động kinh tế (nếu có);
- Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá sản phẩm về quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học, nhiệm vụ chi khác (nếu có) thuộc nhiệm vụ của trung ương;
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật của lĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành được chi từ nguồn hoạt động kinh tế; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về tài nguyên môi trường của trung ương theo nội dung chi từ nguồn chi hoạt động kinh tế;
- Vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế có tính chất chi thường xuyên từ nguồn chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường (nếu có);
- Sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực chi hoạt động kinh tế (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được Nhà nước đặt hàng theo giá tính đủ chi phí bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định);
- Nhiệm vụ chi khác về quản lý đất đai, đo đạc và bản đồ, địa chất và khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu, viễn thám, đa dạng sinh học, chi khác (nếu có) của trung ương.
Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ chi hoạt động kinh tế về tài nguyên môi trường của ngân sách trung ương. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 136/2017/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cuộc thi 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu và trưởng thành diễn ra vào ngày nào?
- Căn cứ tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng là gì? Thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trong cơ quan của Đảng là bao lâu?
- Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí từ 5/1/2025?
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?
- Tỉnh Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thôn đặc biệt khó khăn?