Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực y tế thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Nghề hoặc công việc trong lĩnh vực y tế thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Mục 6 Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996 như sau:
Số TT |
Tên nghề hoặc công việc |
Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề công việc |
|
Điều kiện lao động loại IV |
|
1 |
Làm việc trong các cơ sở điều trị nhân phong, lao, tâm thần. |
- Thường xuyên làm việc trong môi trường lây bệnhnhiễm cao. |
2 |
Trực tiếp khám,điều trị, phục vụ bệnh nhân da liễu, hoa liễu, viêm tắc mạch chi, trĩ, ngoại, tiết niệu, hậu môn nhân tạo. |
- Thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân lở loét, hôi thối, nguy cơ lây nhiễm cao. |
3 |
Đỡ đẻ, khám, điều trị các bệnh phụ khoa. |
- Công việc nặng nhọc, giải quyết nhiều công việc phức tạp, căng thẳng thần kinh tâm lý |
4 |
Rửa tráng phim X quang. |
- Làm việc trong phòng kín, thiếu ánh sáng, căng thẳng thị giác, tiếp xúc với hoá chất độc |
5 |
Xoa bóp, day bấm huyệt, vận động trị liệu,kéo nắn xương, bó bột. |
- Công việc nặng nhọc, căng thẳng thần kinh tâm lý. |
6 |
Hộ lý làm việc tại các bệnh viện. |
- Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với các chất thải của bệnh nhân và vi sinh vật gây bệnh. |
7 |
Rửa, sấy, hấp tiệt trùng, tiêu huỷ các dụng cụ, bệnh phẩm, chai lọ thí nghiệm, đựng thuốc; giặt quần áo bệnh nhân. |
- Nơi làm việc ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất và các chất thải bẩn thỉu, dễ lây nhiễm bệnh. |
8 |
Điều tra côn trùng y học (bọ chét, ve, mò, mạt, muỗi truyền sốt rét, giun chỉ, sốt xuất huyết,viêm não); điều tra,giám sát và chống dịch. |
- Công việc nguy hiểm, thường xuyên lưu động ở các vùng rừng, núi, biên giới, hải đảo, nguy cơ nhiễm bệnh cao. |
9 |
Kiểm dịch nơi biên giới, hải cảng. |
- Thường xuyên lưu động trên biển, các vùng biên giới, hải đảo, tiếp xúc với hoá chất độc và vi sinh vật gây bệnh. |
10 |
Nghiên cứu hoá chất diệt côn trùng truyền bệnh cho người. |
- Thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc mạnh. |
11 |
Nghiên cứu,sản xuất các loại vacxin và huyết thanh phòng, chữa bệnh. |
- Làm việc trong phòng kín, kém thông thoáng, tiếp xúc với hoá chất độc và xúc vật bị nhiễm bệnh, dễ bị lây nhiễm. |
12 |
Xét nghiệm vi sinh vật, sinh hoá, huyết học |
- Làm việc trong phòng kín, tiếp xúc với hoá chất độc và các vi sinh vật gây bệnh, dễ bị lây nhiễm. |
13 |
Giữ giống, chủng vi sinh vật, ký sinh trùng. |
- Thường xuyên tiếp xúc với mẫu máu, phân súc vật bị nhiễm bệnh, khả năng lây nhiễm bệnh cao |
14 |
Chạy thận nhân tạo và nội soi |
- Tư thế lao động gò bó, căng thẳng thị giác, tiếp xúc với bệnh phẩm bị bệnh. |
15 |
Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dược liệu |
- Công việc nặng nhọc, phải đi lại nhiều, thường xuyên lưu động các vùng rừng, núi. |
16 |
Chuyên xông sấy dược liệu bằng phốt pho kẽm & lưu huỳnh |
- Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc nồng độ cao. |
17 |
Nghiên cứu dược liệu, xét nghiệm dược lý, hoá thực vật, đông dược,dược động học trong điều trị bệnh. |
- Thường xuyên tiếp xúc với dung môi hữu cơ, các hoá chất độc và các động vật bị nhiễm bệnh |
18 |
Trực tiếp sao tẩm, tán, rây, xay, nhào trộn dược liệu thủ công & bán thủ công tại các bệnh viện y học dân tộc. |
- Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn và bụi dược liệu. |
19 |
Sản xuất chất hấp thụ silicazen, ống chuẩn độ (dung dịch mẹ) để phân tích sắc ký. |
- Thường xuyên tiếp xúc với a xít đậm đặc (H2SO4, HCl, HNO3...) rất độc và nguy hiểm. |
20 |
Lấy mẫu & phân tích các yếu tố độc hại về vệ sinh lao động môi trường thuộc hệ vệ sinh phòng dịch. |
- Chịu tác động của các yếu tố độc hại, nguy hiểm của môi trường lao động. |
21 |
Sản xuất chỉ phẫu thuật tự tiêu. |
- Chịu tác động của nóng và các loại hoá chất độc. |
22 |
Cán, ép,lưu hoá cao su để sản xuất dụng cụ y tế (điều khiển máy nhúng và tạo hình trong sản xuất condom, găng cao su, thu gom, lột găng cao su, lưu hoá sản phẩm cao su). |
- Thường xuyên tiếp xúc với nóng, ồn bụi và hoá chất độc. |
23 |
Thủ kho chuyên sang chai, đóng gói lẻ hoá chất phục vụ y tế. |
- Làm việc trong kho kín, thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc. |
24 |
Chuyên tiêu huỷ các bộ phận cắt, lọc của cơ thể. |
- Thường xuyên tiếp xúc với các phủ tạng nhiễm bệnh, hôi thối, bẩn thỉu. |
25 |
Chăn nuôi động vật thí nghiệm để phục vụ cho y học và sản xuất vacxin |
- Thường xuyên tiếp xúc với chất thải của động vật và nguồn lây bệnh. |
26 |
Sắc thuốc tập trung bằng phương pháp thủ công. |
- Nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động của nóng, CO và CO2. |
Trên đây là nội dung quy định về nghề hoặc công việc trong lĩnh vực y tế thuộc danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?