Trình tự, thủ tục xử lý tài sản công khi chuyển mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp

Trình tự, thủ tục xử lý tài sản công khi chuyển mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Ngọc Oanh, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi cần tìm hiểu một số quy định liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Trình tự, thủ tục xử lý tài sản công khi chuyển mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.    

Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công thì Trình tự, thủ tục xử lý tài sản công khi chuyển mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp được quy định như sau:

1. Trước khi cơ quan, người có thẩm quyền quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải được phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về việc chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm:

a) Kiểm kê, phân loại tài sản đơn vị đang quản lý, sử dụng tại thời điểm có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về việc chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị (bao gồm cả tài sản là quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế,...);

b) Lập bảng kê xác định chủng loại, số lượng, chất lượng và giá trị của tài sản hiện có tại đơn vị; xác định tài sản thừa, thiếu so với sổ kế toán, phân tích rõ nguyên nhân thừa, thiếu và trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật;

c) Xây dựng phương án sử dụng nhà, đất sau khi chuyển đổi phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp được chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là doanh nghiệp chuyển đổi) và phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở hoạt động sự nghiệp được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

3. Toàn bộ tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải chuyển đổi mô hình hoạt động đều được kiểm kê, xác định giá trị, trừ các tài sản sau đây:

a) Tài sản đơn vị thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận ký gửi, nhận góp vốn, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân khác và các tài sản khác không phải của đơn vị;

b) Tài sản không cần dùng, tài sản tồn đọng, tài sản chờ thanh lý;

c) Cơ sở nhà, đất không được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án giữ lại tiếp tục sử dụng.

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê, phân loại tài sản, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức xử lý tài sản thừa, thiếu phát hiện qua kiểm kê và một số loại tài sản không xác định giá trị để giao cho doanh nghiệp chuyển đổi quản lý như sau:

a) Đối với tài sản thừa, thiếu, phải phân tích làm rõ nguyên nhân và xử lý như sau:

- Đối với tài sản thiếu phải xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý bồi thường vật chất theo quy định hiện hành. Trường hợp tài sản thiếu được xác định do nguyên nhân khách quan (thiên tai, hỏa hoạn và các nguyên nhân bất khả kháng khác), đơn vị báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Nghị định này quyết định ghi giảm tài sản theo quy định của pháp luật. Số tiền bồi thường cho tài sản thiếu phát hiện qua kiểm kê (nếu có) được bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Đối với tài sản thừa, nếu không xác định được nguyên nhân hoặc không tìm được chủ sở hữu thì ghi tăng tài sản và đưa vào phần tài sản xác định giá trị để giao cho doanh nghiệp chuyển đổi quản lý;

b) Đối với tài sản không cần dùng, tài sản tồn đọng, tài sản chờ thanh lý, đơn vị có trách nhiệm xử lý theo quy định hiện hành. Trường hợp đến thời điểm chuyển đổi mà chưa xử lý thì đơn vị có trách nhiệm tiếp tục bảo quản và báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này quyết định xử lý và giao nhiệm vụ tổ chức xử lý;

c) Đối với tài sản đơn vị thuê, mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận ký gửi, nhận góp vốn, liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân khác và các tài sản khác không phải của đơn vị, đơn vị bàn giao cho doanh nghiệp chuyển đổi tiếp tục quản lý, sử dụng hoặc xử lý theo hình thức khác theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;

d) Đối với phần diện tích nhà, đất không được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án giữ lại tiếp tục sử dụng mà chưa hoàn thành việc thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ xử lý cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

đ) Đối với tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước do đơn vị sự nghiệp công lập làm chủ dự án, đơn vị bàn giao cho doanh nghiệp chuyển đổi tiếp tục quản lý, sử dụng theo quy định tại Mục 1 Chương VI của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Chương IX Nghị định này. Sau khi dự án kết thúc và có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, doanh nghiệp chuyển đổi tổ chức xử lý tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;

e) Đối với tài sản là kết quả của quá trình thực hiện dự án nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng, đơn vị bàn giao cho doanh nghiệp chuyển đổi để thực hiện hạch toán nguyên giá tạm tính theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước. Khi được bàn giao cho doanh nghiệp chuyển đổi đưa vào sử dụng thì thực hiện xác định giá trị để giao cho doanh nghiệp chuyển đổi;

g) Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tài sản kết cấu hạ tầng không thực hiện giao vốn cho doanh nghiệp, đơn vị bàn giao cho doanh nghiệp chuyển đổi tiếp tục quản lý hoặc xử lý theo hình thức khác theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.

5. Việc xác định giá trị tài sản công được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Đối với tài sản công là quyền sử dụng đất, giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;

b) Đối với tài sản là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập, việc xác định giá trị thương hiệu được thực hiện theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan;

c) Đối với các tài sản công khác, giá trị của tài sản được xác định trên cơ sở nguyên giá phù hợp với giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc có tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ tương đương nhân (x) với tỷ lệ chất lượng còn lại tại thời điểm xác định giá trị, nhưng không thấp hơn 20% giá trị tài sản mua mới.

6. Giá trị tài sản công được giao cho doanh nghiệp chuyển đổi quản lý được tính vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp chuyển đổi.

7. Doanh nghiệp chuyển đổi có quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng tài sản được giao theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Các tài sản công tiếp tục giao doanh nghiệp chuyển đổi quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 99 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Điều 87, Điều 88 Nghị định này và pháp luật có liên quan.

8. Doanh nghiệp chuyển đổi được sử dụng tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức sản xuất, kinh doanh; kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập đã bàn giao và có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về Trình tự, thủ tục xử lý tài sản công khi chuyển mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Doanh nghiệp
Hỏi đáp mới nhất về Doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
CFO là gì? CFO viết tắt của từ gì? Giám đốc công ty cổ phần có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp là gì? Có những loại hình doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
COO là gì? COO là viết tắt của từ gì? Công ty TNHH 1 thành viên có được thuê Giám đốc để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ là gì? Một số thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp nhỏ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ năng lực công ty gồm những gì? Hiện nay doanh nghiệp được hưởng những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ phó giám đốc doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thoái vốn là gì? Các hình thức doanh nghiệp thoái vốn hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra các doanh nghiệp kê khai khống các khoản chi phí tiền lương?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh trên không gian mạng cung cấp dịch vụ liên tục thông qua giao dịch từ xa phải cung cấp những thông tin nào cho người tiêu dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ năm 2025, điều tra doanh nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Doanh nghiệp
302 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào