Cưỡng chế thuế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được quy định ra sao?
Cưỡng chế thuế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được quy định tại Điều 16 Thông tư 215/2013/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:
- Đối tượng áp dụng
Các biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ được thực hiện khi cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập (đối với cá nhân); thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật; thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.
- Xác minh thông tin
Cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức xác minh thông tin của đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua các dữ liệu quản lý về người nộp thuế tại cơ quan thuế hoặc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các loại giấy tờ nêu trên của người nộp thuế để làm căn cứ ban hành văn bản đề nghị.
- Văn bản đề nghị cưỡng chế
+ Văn bản đề nghị cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có một số nội dung chủ yếu sau: cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận văn bản; thông tin của người nộp thuế bị cưỡng chế: tên đăng ký, mã số thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh; loại giấy tờ đề nghị thu hồi; các thông tin liên quan đến loại giấy tờ đề nghị thu hồi (số, ngày tháng năm ban hành…); lý do thực hiện biện pháp cưỡng chế; thời gian đề nghị cơ quan ban hành thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Văn bản đề nghị cưỡng chế phải được gửi đến tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất xác minh thông tin đối tượng thuộc diện bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
- Trách nhiệm của cơ quan thi hành văn bản đề nghị cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cưỡng chế của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh phải ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc thông báo cho cơ quan thuế về lý do không thu hồi.
Sau khi nhận được văn bản về việc không thu hồi các giấy phép nêu trên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan thuế tiếp tục thực hiện theo dõi khoản nợ này và khi có đầy đủ thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền ban hành quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế trước để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.
Trên đây là nội dung câu trả lời về cưỡng chế thuế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 215/2013/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?