Xử lý kỷ luật công chức, viên chức ngành kiểm sát nhân dân vi phạm trong công tác tổ chức cán bộ
Xử lý kỷ luật công chức, viên chức ngành kiểm sát nhân dân vi phạm trong công tác tổ chức cán bộ được quy định tại Điều 9 Quy định về xử lý kỷ luật trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 183/QĐ-VKSTC-T1 năm 2016, cụ thể:
1. Người có một trong những vi phạm sau đây, gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Cố ý thực hiện không đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình về công tác cán bộ; làm sai lệch hoặc tự ý sửa chữa tài liệu, hồ sơ công chức, viên chức, người lao động; cố ý nhận xét, đánh giá công chức, viên chức, người lao động không có căn cứ;
b) Cố ý thực hiện tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, nâng ngạch, cử đi học, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại người không đúng, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác, người đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật, đang là đối tượng điều tra, thanh tra, kiểm tra về hành vi vi phạm nhưng chưa được kết luận;
c) Cố ý thực hiện hoặc tham mưu việc xử lý kỷ luật người khác mà mình biết rõ là không đúng quy định;
d) Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để bản thân hoặc người khác được tuyển dụng, tiếp nhận, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đi học, nâng ngạch, đi nước ngoài trái quy định;
đ) Vi phạm các quy định khác của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành về công tác tổ chức cán bộ.
2. Người có một trong những vi phạm sau đây thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc hạ bậc lương:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, kỷ luật, miễn nhiệm, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, giải quyết chế độ, chính sách không đúng quy định;
b) Không chấp hành quyết định điều động, phân công nhiệm vụ, quyết định kỷ luật mà không có lý do chính đáng;
c) Bao che cho vi phạm của công chức, viên chức, người lao động đang bị điều tra, thanh tra, kiểm tra, bị xem xét kỷ luật;
d) Khai gian dối về lý lịch cá nhân để được bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác, nâng lương hoặc được hưởng chế độ, chính sách trái quy định;
đ) Nhờ, thuê người khác thi hộ, học hộ;
e) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 1 Điều này nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Người có một trong những vi phạm sau đây thì có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức hoặc buộc thôi việc:
a) Cố ý làm trái các quy định về luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức, người lao động nhằm trù dập công chức, viên chức, người lao động;
b) Môi giới, đưa, nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trong tuyển dụng, cử tuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, bố trí công tác, nâng ngạch, khen thưởng, đề nghị xét phong tặng danh hiệu thi đua trái quy định;
c) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 2 Điều này nhưng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Trên đây là tư vấn về xử lý kỷ luật công chức, viên chức ngành kiểm sát nhân dân vi phạm trong công tác tổ chức cán bộ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 183/QĐ-VKSTC-T1 năm 2016. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?