Công tác kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự
Theo quy định tại Điều 39 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017 thì Công tác kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự được quy định như sau:
1. Viện kiểm sát kiểm sát các quyết định về thi hành án hình sự sau đây của Tòa án có thẩm quyền:
a) Quyết định thi hành án, miễn, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành án;
b) Quyết định giảm, miễn thời hạn chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp, rút ngắn thời gian thử thách của án treo;
c) Quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, rút ngắn thời gian thử thách của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện;
d) Các quyết định khác trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận được các quyết định nêu tại khoản 1 Điều này, Viện kiểm sát vào sổ thụ lý và phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện kiểm sát. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được phân công thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Kiểm sát thời hạn xem xét quyết định, căn cứ, thẩm quyền, hình thức, nội dung của quyết định theo quy định của pháp luật và Quy chế này;
b) Lập Phiếu kiểm sát quyết định về thi hành án, ghi rõ kết quả kiểm sát. Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật thì phải ghi rõ nội dung vi phạm và đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Quy chế này.
3. Viện kiểm sát kiểm sát các hồ sơ tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự sau đây:
a) Hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến Viện kiểm sát;
b) Hồ sơ khi trực tiếp kiểm sát tại cơ sở giam giữ, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự.
4. Việc kiểm sát hồ sơ nêu tại khoản 3 Điều này được thực hiện như sau:
a) Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải nghiên cứu hồ sơ, làm rõ các vấn đề sau:
- Hồ sơ có đầy đủ các tài liệu (lệnh, quyết định, biên bản và các tài liệu khác) hay không;
- Trình tự, thủ tục thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự có đúng quy định của pháp luật không;
- Hình thức, thẩm quyền ban hành hoặc tạo lập, nội dung của các tài liệu trong hồ sơ có đúng quy định của pháp luật không;
- Xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; xác định nội dung, mức độ, nguyên nhân vi phạm, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
b) Khi nghiên cứu hồ sơ nếu phát hiện vi phạm, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải trích yếu hồ sơ; chỉ rõ vi phạm, nêu căn cứ pháp lý của vi phạm.
Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật trong khi trực tiếp kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản xác định vi phạm nếu thấy cần thiết và báo cáo ngay kết quả kiểm sát hồ sơ, đề xuất quan điểm xử lý vi phạm với Trưởng đoàn, đồng thời gửi báo cáo cho Thư ký Đoàn để tổng hợp, xây dựng dự thảo kết luận, dự thảo kháng nghị và dự thảo kiến nghị (nếu có).
Trường hợp nghiên cứu hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, nếu phát hiện vi phạm thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải báo cáo kết quả kiểm sát với lãnh đạo, đề xuất quan điểm xử lý vi phạm, dự thảo văn bản kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu hoặc văn bản quyết định, kết luận giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về Công tác kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 501/QĐ-VKSTC năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?