Người sử dụng lao động không giao kết HĐLĐ với NLĐ vẫn tiếp tục làm việc sau khi kết thúc thời gian thử việc sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điểm d Khoản 2 Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động vẫn tiếp tục làm việc sau khi kết thúc thời gian thử việc sẽ bị xử phạt như sau: (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP)
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (không giao kết hợp đồng lao động với người lao động vẫn tiếp tục làm việc sau khi kết thúc thời gian thử việc) có thể sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Trên đây là nội dung quy định về việc xử phạt hành vi không giao kết hợp đồng lao động với người lao động vẫn tiếp tục làm việc sau khi kết thúc thời gian thử việc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?