Các trường hợp thu hồi giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam từ 01/01/2019
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 56 Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 thì các trường hợp thu hồi giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
Giấy phép hoạt động thủy sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy phép;
- Hoạt động không đúng với nội dung ghi trong giấy phép;
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc dự án hợp tác kết thúc trước thời hạn của giấy phép;
- Không còn đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật Thủy sản 2017;
- Tàu bị hủy, chìm đắm không thể trục vớt, mất tích;
- Thủy sản trên tàu có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật Thủy sản 2017 nội dung chủ yếu của giấy phép được quy định như sau:
- Tên, địa chỉ của chủ tàu;
- Số đăng ký tàu; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);
- Thông tin về tần số liên lạc;
- Vùng, nghề, lĩnh vực hoạt động của tàu;
- Địa điểm làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;
- Cảng đăng ký;
- Thời hạn của giấy phép
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp thu hồi giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Thủy sản 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?