Thủ tục thanh toán tiền làm thêm giờ đối với cán bộ trong cơ quan Tòa án nhân dân tối cao
Thủ tục thanh toán tiền làm thêm giờ đối với cán bộ trong cơ quan Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý sử dụng tài sản công do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 28/2013/QĐ-VP, cụ thể:
a) Sau khi kết thúc tháng làm việc, nếu có làm thêm giờ thì người lao động lập bản đề nghị thanh toán làm thêm giờ trong đó bắt buộc phải kê khai số lượng công việc trong tiêu chuẩn định mức đã hoàn thành (đối với đơn vị giao số lượng việc/tháng), hoặc đã hoàn thành công việc được giao (đối với nguời lao động là cán bộ quản lý, cán bộ tham mưu giúp việc); Số lượng công việc làm vượt định mức; hoặc thời gian được yêu cầu làm thêm đột xuất, làm thêm do thiếu biên chế.
b) Đối với các Toà chuyên trách, Ban Thư ký, Ban Thanh tra:
Thanh toán làm thêm đối với số lượng việc giải quyết thêm ngoài chỉ tiêu, định mức được giao khoán. Các đơn vị căn cứ định mức công việc được giao xác định hao phí thời gian cho một đơn vị công việc đặc thù, hàng tháng xác nhận số việc giải quyết ngoài chỉ tiêu, định mức của từng người để Văn phòng làm căn cứ thanh toán làm thêm giờ.
Trường hợp đột xuất phải làm thêm giờ do Lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao triệu tập thì căn cứ bản đăng ký làm thêm ngoài giờ có xác nhận của thường trực cơ quan về thời gian và xác nhận của Lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao triệu tập làm thêm để thanh toán.
c) Đối với những đơn vị giúp việc như: Văn phòng, Văn phòn Đảng uỷ, Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Thống kê Tổng hợp, Vụ Hợp tác Quốc tế thời gian làm thêm chỉ được thanh toán tương ứng với số biên chế thiếu hoặc thanh toán trong trường hợp đơn vị phải giải quyết công việc đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao phụ trách đơn vị. Căn cứ bản đăng ký làm thêm ngoài giờ có xác nhận của thường trực cơ quan về thời gian và xác nhận của Lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao triệu tập làm thêm để thanh toán.
Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào số biên chế thiếu, khối lượng công việc phải giải quyết để quyết định bố trí người làm thêm giờ cho phù hợp bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ,đúng quy định hiện hành của nhà nước và tiết kiệm kinh phí.
Không đề nghị thanh toán làm thêm giờ trong thời gian đi duyệt quyết toán tại các đơn vị trong ngành.
d) Mọi trường hợp đến cơ quan làm việc ngoài giờ đều phải đăng ký bằng văn bản (theo mẫu) với Văn phòng ghi rõ thời gian, địa điểm, tên người lao động, tên công việc, lý do làm thêm, khối lượng công việc làm thêm để Văn phòng bố trí điện, nước, bảo vệ trực cơ quan và nhân viên phục vụ. Người lao động khi đến làm thêm giờ (đối với trường hợp không nhận khoán việc) ký xác nhận tổng số giờ làm thêm vào bản đăng ký làm thêm nêu trên.
Bộ phận Bảo vệ cơ quan vào sổ trực ca tên người và thời gian đến làm thêm. Hết ngày làm việc bộ phận Bảo vệ chuyển bản xác nhận giờ làm thêm đó cho bộ phận kế toán. Người lao động lập phiếu đề nghị thanh toán làm thêm (theo mẫu) mỗi tháng một lần, gửi bộ phận kế toán trước ngày mồng 05 tháng liền kề để Văn phòng thanh toán.
Trên đây là tư vấn về thủ tục thanh toán tiền làm thêm giờ đối với cán bộ trong cơ quan Tòa án nhân dân tối cao. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Quyết định 28/2013/QĐ-VP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?