Xử lý kỷ luật công chức tự ý nghỉ việc
Xử lý kỷ luật công chức tự ý nghỉ việc được quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, theo đó:
- Khoản 4 Điều 9 công chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách.
- Khoản 5 Điều 10 công chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo.
- Khoản 4 Điều 14 công chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
Như vậy, công chức tự ý nghỉ việc tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.
Trên đây là tư vấn về xử lý kỷ luật công chức tự ý nghỉ việc. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?