Giải quyết vấn đề đảng tịch của đảng viên được quy định như thế nào?

 Giải quyết vấn đề đảng tịch của đảng viên được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Long hiện tôi đang sinh sống tại Ba Đình, Hà nội. Gần đây tôi đang tìm hiểu quy định về những quy định liên quan về điều lệ Đảng của Ban chấp hành Trung ương, nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp tôi, cụ thể như sau:  Giải quyết vấn đề đảng tịch của đảng viên được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Giải quyết vấn đề đảng tịch của đảng viên được quy định tại Tiểu mục 5.2  Mục 5 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể như sau:

a) Không đặt ra việc xem xét lại đối với những đảng viên có vấn đề về đảng tịch đã được cấp ủy có thẩm quyền xem xét, kết luận trước đây mà không phát hiện thêm vấn đề gì mới.

b) Chỉ xem xét, khôi phục quyền đảng viên và tính tuổi đảng liên tục đối với những người bị đưa ra khỏi Đảng đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là bị oan và từ khi bị đưa ra khỏi Đảng đến nay không vi phạm tư cách đảng viên.

c) Đảng viên được kết nạp trước Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (ngày 05-9-1960) và trước ngày 30-4-1975 (ở các địa phương từ phía Nam sông Bến Hải trở vào) mà lúc kết nạp vào Đảng chưa đủ 18 tuổi thì ngày vào Đảng được giữ nguyên.

d) Đảng viên được kết nạp vào Đảng trong kháng chiến chống Pháp từ tháng 7-1954 trở về trước và đảng viên được kết nạp trong kháng chiến chống Mỹ ở các địa phương từ phía Nam sông Bến Hải trở vào (từ tháng 7-1954 đến tháng 12-1973) nếu chỉ có một người giới thiệu vào Đảng thì vẫn được công nhận đảng tịch.

đ) Những đồng chí trước đây đã vào Việt Minh hay một tổ chức quần chúng cách mạng hoạt động bí mật (từ tháng 02-1951 trở về trước), sau đó được tham gia sinh hoạt chi bộ, thì lấy ngày sinh hoạt chi bộ là ngày kết nạp vào Đảng.

e) Những đồng chí hoạt động trong kháng chiến chống Pháp (từ tháng 7-1954 trở về trước) và trong kháng chiến chống Mỹ (từ tháng 7-1954 đến ngày 30-4-1975) từ phía Nam sông Bến Hải trở vào, chưa được kết nạp vào Đảng nhưng đã được tổ chức đảng giao nhiệm vụ của người đảng viên như làm công tác tuyên truyền phát triển đảng viên hoặc tham gia việc thành lập chi bộ, thì lấy ngày chi bộ giao nhiệm vụ làm công tác tuyên truyền phát triển đảng viên hoặc ngày tham gia lập chi bộ là ngày kết nạp vào Đảng. Đối với trường hợp chỉ là quần chúng cảm tình đảng, được tổ chức đảng giao một số việc để thử thách (như giao liên hoặc theo dõi tình hình địch...), chưa được kết nạp vào Đảng, nhưng ngộ nhận mình đã vào Đảng, sau đó được tổ chức đảng cho sinh hoạt, được rèn luyện thử thách, xét có đủ tư cách đảng viên thì được công nhận là đảng viên từ ngày tham gia sinh hoạt đảng.

g) Những đảng viên có nghi vấn không được tổ chức đảng kết nạp vào Đảng thì phải xem xét kỹ, sau khi thẩm tra, thấy có đủ căn cứ kết luận là đã được tổ chức kết nạp vào Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng; hoặc đúng với quy định tại những điểm nêu trên và từ đó đến nay vẫn tham gia sinh hoạt đảng, giữ gìn được tư cách đảng viên thì cấp ủy có thẩm quyền công nhận là đảng viên. Nếu có đủ căn cứ kết luận người đó mạo nhận là đảng viên thì cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên.

h) Những đảng viên không tham gia sinh hoạt đảng do gián đoạn sinh hoạt đảng, sau khi đã thẩm tra, thấy có đủ căn cứ và chứng lý rõ ràng, nếu nội dung vi phạm là do chính bản thân gây ra thì không nối lại sinh hoạt đảng và thông báo xóa tên trong danh sách đảng viên; nếu nội dung vi phạm không phải do chính bản thân gây ra và được chi bộ, cấp ủy cơ sở nơi công tác hoặc nơi cư trú xác nhận vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, giữ gìn được phẩm chất đạo đức trong thời gian không tham gia sinh hoạt đảng, thì được xét nối lại sinh hoạt đảng.

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc giải quyết vấn đề đảng tịch của đảng viên. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quy định 29-QĐ/TW năm 2016.

Trân trọng!

Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
Hỏi đáp mới nhất về Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách ưu đãi cho cán bộ làm công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng
Hỏi đáp pháp luật
Đảng viên mới được bổ nhiệm làm trường phòng?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về quản lý, sử dụng mạng Internet trong cơ quan Đảng, Nhà nước
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về an toàn dữ liệu và phòng chống virus cho cơ quan đảng, chính quyền và khối đoàn thể
Hỏi đáp pháp luật
Về việc ghi lý lịch hình thức kỷ luật của đảng viên
Hỏi đáp pháp luật
Về ủy ban kiểm tra đảng ủy
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung kiểm tra của tổ chức đảng cấp trên khi tổ chức đảng cấp dưới có dấu hiệu vi phạm được pháp luật quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ cấu tổ chức và số lượng ủy viên của ủy ban Kiểm tra đảng của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung kiểm tra tài chính đối với cấp ủy đảng cấp dưới
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
Thư Viện Pháp Luật
248 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào