Nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp
Theo quy định tại Điều 100 Luật Lâm nghiệp 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì nội dung này được quy định như sau:
1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp được tổ chức thống nhất, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
2. Cơ quan, quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp được tổ chức ở trung ương, cấp tỉnh; nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp ở cấp huyện được tổ chức theo quy định của Chính phủ.
3. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, không chồng chéo chức năng quản lý; công khai, minh bạch.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của các cơ quan trung ương (Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ) được quy định tại Điều 101 của Luật này, cụ thể là:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp;
b) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về lâm nghiệp;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý rừng, chế độ quản lý, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
d) Trình Thủ tướng Chính phủ thành lập khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh;
đ) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm lâm;
e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan quản lý, bảo vệ rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học trong các loại rừng;
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng và lập hồ sơ quản lý rừng; lập và quản lý cơ sở dữ liệu rừng;
h) Tổ chức phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
i) Xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia, vườn thực vật quốc gia;
k) Quản lý, tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng;
l) Quản lý hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, định giá rừng;
m) Quản lý hoạt động chế biến và thương mại lâm sản theo quy định của pháp luật;
n) Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về lâm nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lâm nghiệp;
o) Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về lâm nghiệp; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp;
р) Đầu mối hợp tác quốc tế về lâm nghiệp;
q) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
Trên đây là nội dung tư vấn về nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Lâm nghiệp 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?