Quy định về việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội
Theo quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 thì việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội được quy định cụ thể như sau:
- Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc làm Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp.
Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
- Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
- Hiến pháp được Quốc hội thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 2220: 14 lĩnh vực trọng tâm định hướng sẽ thanh tra trong 2025?
- Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường là ngày mấy? Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát môi trường?
- Hướng dẫn viết đơn đề nghị tách thửa đất năm 2024 mới nhất?
- Mẫu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH36 mới nhất năm 2024?
- Người yêu cầu công chứng không phải là người lập di chúc thì có bị từ chối công chứng không?