Tội cho vay nặng lãi
Chào bạn!
Đối với vướng mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:
Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ."
Đối chiếu với các quy định trên thì mức lãi suất của người cho vay đã vượt quá lãi suất quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, nếu xảy ra tranh chấp và hai bên không thống nhất với nhau được về mức lãi suất, thì người vay có quyền khởi kiện ra Tòa dân sự.
Ngoài ra, theo Điều 163 Bộ Luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội cho vay lãi nặng như sau:
"1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
Theo quy định của điều luật trên, việc cho vay nặng lãi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên và có tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao (lãi nặng) nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay.
Như vậy nếu người cho vay không thỏa mãn các yếu tố trên thì hành vi của họ chưa đủ cơ sở để bị khởi tố hình sự về tội cho vay nặng lại.
Trong trường hợp cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng vượt quá mức cho phép, nhưng chưa đủ cơ sở khởi tố hình sự, sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP cụ thể:
Điều 11. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự – Nghị định 167/2013/NĐ-CP
“…
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
d) Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.
…”
Trên đây là nội dung tư vấn về việc cho vay nặng lãi. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật Hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009 và các văn bản pháp luật liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?