Quy định về việc quản lý nợ; đôn đốc thu nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Quản lý nợ; đôn đốc thu nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Khánh Nhật, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Bắc Giang. Vì tính chất công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cho tôi hỏi là có quy định nào hướng dẫn cụ thể về việc quản lý nợ; đôn đốc thu nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN không? Nếu có thì văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn rất nhiều! (khanh.nhat***@gmail.com)

Quản lý nợ; đôn đốc thu nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN được quy định tại Điều 36 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành như sau:

1. Phân loại nợ

1.1. Nợ phát sinh: các trường hợp nợ phát sinh có thời gian nợ dưới 1 tháng.

1.2. Nợ chậm đóng: các trường hợp có thời gian nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

1.3. Nợ kéo dài: thời gian nợ từ 3 tháng trở lên và không bao gồm các trường hợp tại Điểm 1.4 Khoản này.

1.4. Nợ khó thu, gồm các trường hợp

a) Đơn vị không còn tại địa điểm đăng ký kinh doanh (đơn vị mất tích).

b) Đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản; đơn vị có chủ là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; đơn vị không hoạt động, không có người quản lý, điều hành.

c) Đơn vị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;

d) Nợ khác: đơn vị nợ đang trong thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và từ tuất.

2. Hồ sơ xác định nợ

2.1. Đối với nợ chậm đóng, nợ đọng, nợ kéo dài quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3 Khoản 1 Điều này:

a) Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C12-TS);

b) Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động (Mẫu D04h-TS) nếu có.

2.2. Đối với các trường hợp nợ khó thu quy định tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều này:

a) Đơn vị tại Tiết a: Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan Thuế.

b) Đơn vị tại Tiết b: Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng doanh nghiệp hoặc cơ quan thuế.

c) Đơn vị tại Tiết c: Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp; quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án hoặc cơ quan thuế.

d) Đơn vị tại Tiết d: Quyết định cho phép tạm dừng đóng của cơ quan có thẩm quyền;

3. Tổ chức thu và thu nợ tại BHXH huyện, BHXH tỉnh

3.1. Phòng/Tổ Quản lý thu:

a) Hằng tháng, cán bộ thu thực hiện đôn đốc đơn vị nộp tiền theo quy định.

b) Trường hợp đơn vị nợ quá 02 tháng tiền đóng, đối với phương thức đóng hằng tháng; 04 tháng, đối với phương thức đóng 03 tháng một lần; 07 tháng, đối với phương thức đóng 06 tháng một lần:

- Cán bộ thu trực tiếp đến đơn vị để đôn đốc, lập Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động (Mẫu D04h-TS);

- Gửi văn bản đôn đốc 15 ngày một lần.

- Sau 02 lần gửi văn bản mà đơn vị không nộp tiền, chuyển hồ sơ (Mẫu D04h-TS; văn bản đôn đốc đơn vị nộp tiền) đến Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ tiếp tục xử lý.

c) Hằng tháng chuyển báo cáo chi tiết đơn vị nợ (Mẫu B03-TS) kèm theo dữ liệu cho Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ để quản lý, đôn đốc thu nợ và đối chiếu.

3.2. Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ

a) Tiếp nhận hồ sơ đôn đốc thu hồi nợ từ Phòng/Tổ Quản lý thu.

b) Căn cứ hồ sơ do Phòng/Tổ Quản lý thu bàn giao, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đôn đốc đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động.

c) Sau thời gian 03 tháng kể từ lập Biên bản làm việc về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động (Mẫu D04h-TS) và thực hiện các biện pháp đôn đốc mà đơn vị vẫn không đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, phối hợp với Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra lập Danh sách đơn vị đề nghị thành lập đoàn thanh tra đột xuất (Mẫu số D04m-TS) để tổ chức thanh tra chuyên ngành theo quy định hoặc phối hợp với cơ quan quản lý lao động, cơ quan Thuế thành lập đoàn thanh tra liên ngành.

d) Đối với chủ đơn vị có dấu hiệu bỏ trốn khỏi Việt Nam thì phối hợp với cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

đ) Nhận kết luận thanh tra, kiểm tra từ Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện.

3.3. Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra

a) Nhận hồ sơ từ Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ chuyển đến, thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

b) Chuyển 01 bản kết luận thanh tra cho Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ để theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện.

c) Trường hợp đơn vị có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động, phối hợp chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền đề nghị điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

4. Đánh giá, báo cáo tình hình nợ, thu nợ

4.1. Hằng tháng: Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ thông báo danh sách đơn vị cố tình không đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4.2. Hằng quý, Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ lập, gửi báo cáo đánh giá tình hình thu nợ (Mẫu B03a-TS) kèm theo dữ liệu điện tử chi tiết đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu B03-TS) của tháng cuối quý gửi BHXH cấp trên.

Trên đây là nội dung quy định về việc quản lý nợ; đôn đốc thu nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.

Trân trọng!

Tai nạn lao động
Hỏi đáp mới nhất về Tai nạn lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Từ chối khám sức khỏe định kỳ thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu khai báo tai nạn lao động theo Nghị định 143 áp dụng từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/01/2025, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
02 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025 gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi bị tai nạn lao động, người lao động được trợ cấp hay bồi thường?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức hỗ trợ kinh phí và thời hạn điều tra lại các vụ tai nạn lao động là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nghỉ việc để điều trị, phục hồi sau tai nạn lao động được trả bao nhiêu % lương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tai nạn lao động
Thư Viện Pháp Luật
1,548 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào