Quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa, tàu biển

Quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa, tàu biển như thế nào? Xin chào Quý ban biên tập, tôi là Thành Công, có thắc mắc về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa, muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp cụ thể như sau: Quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa, tàu biển như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

Quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa, tàu biển tại Điều 2 Thông tư liên tịch 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT Hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cụ thể như sau:

1. Các phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là phương tiện), tàu biển hoạt động trên đường thủy nội địa phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường như sau:

a) Phương tiện phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngăn ngừa ô nhiễm, do phương tiện thủy nội địa;

b) Tàu biển phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu;

c) Phương tiện, tàu biển hoạt động trên đường thủy nội địa phải có thiết bị che chắn, không để rơi hàng hóa, bụi phát tán gây ô nhiễm môi trường;

d) Không đổ các chất thải ra đường thủy nội địa;

đ) Phương tiện, tàu biển phải có Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu, ô nhiễm hóa chất theo quy định của pháp luật hiện hành;

e) Phương tiện, tàu biển gây sự cố tràn dầu, chủ phương tiện, chủ tàu biển phải thực hiện việc ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, phương tiện, tàu biển chuyên dùng phải tuân thủ các quy định sau:

a) Phương tiện, tàu biển chở khách: không để hàng hóa độc hại, dễ cháy, dễ nổ chung với hành khách;

b) Phương tiện, tàu biển chở khí hóa lỏng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép và bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường có liên quan;

c) Phương tiện thu gom, lưu giữ tạm thời, vận chuyển chất thải nguy hại phải thực hiện quy định của pháp luật hiện hành về quản lý chất thải nguy hại;

d) Phương tiện, tàu biển chở vật liệu nổ công nghiệp, hàng nguy hiểm phải có giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm và bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, hàng nguy hiểm.

3. Phương tiện, tàu biển hoạt động trong khu vực cảng, bến phải:

a) Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Cảng vụ hoặc Ban quản lý bến về bảo vệ môi trường của phương tiện, tàu biển khi làm thủ tục vào, rời cảng, bến;

b) Không để rò rỉ, tràn, thấm, phát tán chất thải, hàng hóa ra môi trường khi phương tiện, tàu biển xếp, dỡ hàng hóa, cọ rỉ, sơn lại vỏ tàu, rửa sàn máy, làm vệ sinh hàm chứa hàng hóa độc hại, nguy hiểm;

c) Chất thải, chất gây ô nhiễm phát sinh trên phương tiện, tàu biển phải được chủ phương tiện, tàu biển thu gom, chuyển giao cho tổ chức có chức năng tiếp nhận và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trên đây là nội dung câu trả lời về quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa, tàu biển. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 21/2013/TTLT-BGTVT-BTNMT.

Trân trọng!

Tàu biển
Hỏi đáp mới nhất về Tàu biển
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động?
Hỏi đáp Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ gồm những loại nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc chuyển quyền sở hữu tàu biển Việt Nam có hiệu lực từ thời điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tùy thân khi hoạt động thì có bị xử phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/5/2025, không treo quốc kỳ Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển cần có tối thiểu bao nhiêu tàu lai dắt?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ đặc biệt của thuyền viên có gì thay đổi từ ngày 01/9/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chuyên môn của thuyền trưởng, đại phó tàu từ 500 GT trở lên từ ngày 01/9/2023 quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng tàu biển đã đăng ký được tiến hành ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tàu biển
Thư Viện Pháp Luật
165 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tàu biển
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào