Cơ sở tổ chức bồi dưỡng, giảng viên, báo cáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng

Cơ sở tổ chức bồi dưỡng, giảng viên, báo cáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng  được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Thanh Thuý, gần đây tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học, nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp, cụ thể là: Cơ sở tổ chức bồi dưỡng, giảng viên, báo cáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! 

Cơ sở tổ chức bồi dưỡng, giảng viên, báo cáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng được quy định tại Điều 13 Thông tư 20/2013/TT-BGDĐT Quy định bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên cơ sở giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể như sau: 

1. Cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ tổ chức các lớp bồi dưỡng

a) Là đơn vị có ít nhất 10 năm kinh nghiệm đào tạo từ trình độ đại học trở lên trong lĩnh vực được giao tổ chức bồi dưỡng;

b) Có đủ giảng viên cơ hữu đúng chuyên ngành để giảng dạy các học phần trong chương trình bồi dưỡng. Giảng viên tham gia giảng dạy phải có bằng tiến sĩ, có ít nhất 5 năm giảng dạy trong lĩnh vực chuyên môn của chương trình bồi dưỡng, có các công trình nghiên cứu về các nội dung bồi dưỡng được giao;

c) Có chương trình chi tiết và tài liệu bồi dưỡng được xây dựng trên cơ sở chương

trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đã được thẩm định theo quy định;

d) Có đủ tài liệu học tập, tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy và học tập;

đ) Có cơ sở vật chất thiết bị, kỹ thuật, cơ sở thực hành,…đáp ứng được công tác bồi dưỡng.

2. Giảng viên và báo cáo viên tham gia bồi dưỡng thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo quy định đối với giảng viên thỉnh giảng.

Trên đây là nội dung câu trả lời về cơ sở tổ chức bồi dưỡng, giảng viên, báo cáo viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 20/2013/TT-BGDĐT.

Trân trọng!

Giảng viên
Hỏi đáp mới nhất về Giảng viên
Hỏi đáp Pháp luật
Cách để trở thành giảng viên sau khi tốt nghiệp cử nhân luật? Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Để được xét thăng hạng lên giảng viên chính hạng 2 cần giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng 3 bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thỉnh giảng là gì? Mẫu hợp đồng thỉnh giảng dành cho nhà giáo không phải là cán bộ, công chức, viên chức mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên thỉnh giảng là gì? Khác gì so với giáo viên cơ hữu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên về đấu thầu không giảng dạy theo đúng chương trình khung do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định có bị xóa tên khỏi hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/10/2023 mã số và chức danh nghề nghiệp giảng viên giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/10/2023, nhiệm vụ của giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian được cử đi công tác của giảng viên có được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ thai sản cho giảng viên
Hỏi đáp pháp luật
Lương thừa giờ khi thử việc của giảng viên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giảng viên
Thư Viện Pháp Luật
264 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giảng viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào