Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm ra sao trong kiểm soát thủ tục hành chính?
Ngày 01/08/2015, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 92/2015/TT-BQP Quy định và hướng dẫn hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng.
Thông tư này quy định và hướng dẫn hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng và các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (sau đây viết chung là thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng), gồm: Đánh giá tác động và tham gia ý kiến về thủ tục hành chính; công bố thủ tục hành chính; công khai, niêm yết thủ tục hành chính; rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; kiểm tra về tình hình và kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; trách nhiệm kiểm soát thủ tục hành chính và chế độ báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính và áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức (sau đây viết gọn là cơ quan, đơn vị) và cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng.
Theo đó, trách nhiệm kiểm soát thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 31 Thông tư 92/2015/TT-BQP. Cụ thể như sau:
1. Xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính hàng năm, thực hiện theo Mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BTP, gửi Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng trước ngày 10 tháng 01 của năm kế hoạch để tổng hợp, theo dõi.
2. Định kỳ 06 (sáu) tháng báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tình hình và kết quả thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; báo cáo 01 năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Báo cáo gửi về Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng theo thời hạn tại Khoản 2 Điều 29 Thông tư này để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nội dung báo cáo định kỳ thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 48/2013/NĐ-CP.
3. Thực hiện rà soát theo kế hoạch hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các quy định thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao quản lý.
4. Thực hiện đánh giá tác động, lấy ý kiến về thủ tục hành chính, công bố, công khai các thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan.
5. Niêm yết công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định.
6. Xử lý, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao quản lý.
7. Phân công và tạo điều kiện để cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực phụ trách; phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
8. Tổ chức triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và kết quả thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan mình.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm kiểm soát thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 92/2015/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?