Chế độ tiếp nhận khiếu nại, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 68/2013/TT-BCA hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành thì chế độ tiếp nhận khiếu nại, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân được quy định cụ thể như sau:
- Khiếu nại, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận từ các nguồn sau:
+ Do lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và các cơ quan khác chuyển đến theo quy định của pháp luật;
+ Do cá nhân, cơ quan, tổ chức đến cơ quan Công an để khiếu nại trực tiếp (sau đây gọi chung là người khiếu nại);
+ Gửi qua dịch vụ bưu chính và các nguồn khác.
- Cơ quan, đơn vị, cá nhân sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh hoặc văn bản ghi nội dung khiếu nại (sau đây gọi chung là đơn) từ các nguồn quy định tại Khoản 1 Điều này phải vào sổ và nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính để quản lý, theo dõi; phải đóng dấu “Đến” và ghi rõ ngày nhận đơn. Cán bộ xử lý hoặc người có thẩm quyền giải quyết có trách nhiệm bảo quản, không làm hư hỏng, thất lạc, không làm thay đổi hình thức và nội dung đơn.
Trên đây là nội dung tư vấn về chế độ tiếp nhận khiếu nại, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 68/2013/TT-BCA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào?
- Giỗ tổ 2025 vào ngày nào, thứ mấy? Giỗ tổ 2025 được nghỉ 3 ngày đúng không?
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Ngày giờ nào đẹp nhất để cúng ngày vía Thần Tài 2025?
- Xe tang có được vượt đèn đỏ không? Xe tang vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?