Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần

Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hoàng Quân, hiện tôi đang sinh sống tại Hà Nội. Gần đây, tôi có nghe nói về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giấy tờ trong một số lĩnh vực. Tôi đặc biệt quan tâm đến những giấy tờ liên quan đến việc thành lập và hoạt động ngân hàng, Ban biên tập cho tôi hỏi việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần được đơn giản hóa thủ tục hành chính như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (quan_***@gmail.com)

Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần được quy định tại Tiểu mục 24 Mục III Phần A Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Nghị quyết 60/NQ-CP năm 2010 như sau:

Cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần (B-NHA-001983-TT)

a) Quy định nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước;

b) Quy định thời hạn trả lời kết quả xác nhận về tình trạng hồ sơ tại Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần ban hành kèm theo Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 6 năm 2007 theo hướng: trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (cụ thể là Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng) phải có giấy biên nhận (nếu kiểm tra đủ hồ sơ theo quy định) hoặc thông báo về tình trạng hồ sơ để yêu cầu bổ sung (nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc thành phần hồ sơ chưa đúng theo quy định);

c) Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính quy định tại Điều 5 Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN ngày 07 tháng 6 năm 2007 cho phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2005, như sau:

- Về Số lượng ngân hàng được phép thành lập: quy định hạn chế việc góp vốn thành lập ngân hàng của cá nhân hoặc tổ chức và người có liên quan của cá nhân hoặc tổ chức. Mỗi cá nhân hoặc tổ chức và người có liên quan của cá nhân hoặc tổ chức đứng đơn chỉ được tham gia góp vốn thành lập 01 ngân hàng (bao gồm cả các ngân hàng đang hoạt động); không được tham gia góp vốn thành lập ngân hàng nếu cá nhân hoặc cá nhân đó cùng với người có liên quan đang sở hữu mức cổ phần trọng yếu của một ngân hàng; tổ chức hoặc tổ chức đó cùng với người có liên quan đang sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của một ngân hàng;

- Đối với Cổ đông sáng lập là cá nhân: Bổ sung thêm điều kiện liên quan đến năng lực (là người quản lý doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong ít nhất 03 năm liền kề năm xin thành lập ngân hàng), trình độ (có bằng đại học hoặc trên đại học về ngành thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh kinh tế hoặc luật); yêu cầu cổ đông sáng lập phải gắn bó lâu dài khi tham gia góp vốn thành lập ngân hàng (cam kết hỗ trợ ngân hàng về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp ngân hàng khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản);

- Đối với Cổ đông sáng lập là tổ chức không phải là ngân hàng thương mại: yêu cầu bảo đảm có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng trong 05 năm liền kề với năm đề nghị thành lập ngân hàng; kinh doanh có lãi trong 05 năm liền kề với năm đề nghị thành lập ngân hàng; đồng thời yêu cầu tính gắn bó lâu dài của các cổ đông này khi tham gia góp vốn thành lập ngân hàng (cam kết hỗ trợ ngân hàng trong trường hợp ngân hàng khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản);

- Về Báo cáo tài chính: Bổ sung điều kiện liên quan đến chất lượng của công ty kiểm toán độc lập (báo cáo tài chính phải được kiểm toán độc lập bởi công ty kiểm toán thuộc danh sách các tổ chức kiểm toán đã được Bộ Tài chính công bố đủ tiêu chuẩn kiểm toán doanh nghiệp); đồng thời tăng chất lượng của báo cáo tài chính;

- Về giám sát sau cấp phép: Bổ sung điều kiện liên quan đến khâu hậu kiểm (giám sát sau cấp phép) để tăng tính trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi thành lập ngân hàng.

Trên đây là quy định về nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 60/NQ-CP năm 2010.

Trân trọng!

Cổ phần
Hỏi đáp mới nhất về Cổ phần
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng tặng cho cổ phần mới nhất 2024? Cho tặng cổ phần có phải nộp thuế không?
Hỏi đáp pháp luật
Loại cổ phần nào bắt buộc phải có ở trong công ty cổ phần?
Hỏi đáp pháp luật
EVN có quyền và trách nhiệm gì trong quản lý cổ phần, vốn góp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?
Hỏi đáp pháp luật
Người đại diện EVN có quyền và trách nhiệm gì trong quản lý cổ phần, vốn góp tại công ty con, công ty liên kết?
Hỏi đáp pháp luật
Cổ phần hóa
Hỏi đáp pháp luật
Nghỉ việc có phải trả lại số cổ phần đã mua của công ty?
Hỏi đáp pháp luật
Vi phạm quy định về cổ phần, cổ phiếu bị xử phạt thê nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ khi chấm dứt HĐLĐ tại doanh nghiệp cổ phần hoá
Hỏi đáp pháp luật
Thu nhập chịu thuế từ lợi tức cổ phần cá nhân đầu tư vốn
Hỏi đáp pháp luật
Chuyển quyền sở hữu cổ phần
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cổ phần
Thư Viện Pháp Luật
255 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cổ phần

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cổ phần

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào