Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Hoàng Nam, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cho tôi hỏi, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin cảm ơn! Nguyễn Hoàng Nam (hoangnam*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 36/2014/TT-NHNN , Khoản 19 Điều 1 Thông tư 06/2016/TT-NHNN thì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

- Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ được quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày hoặc theo tỷ giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán nếu không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố), được xác định theo công thức sau:

LDR = ( L / D ) x 100%

Trong đó:

+ LDR: là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.

+ L: là tổng dư nợ cho vay quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Thông tư 36/2014/TT-NHNN.

+ D: là tổng tiền gửi quy định tại khoản 4 Điều 21 Thông tư 36/2014/TT-NHNN.

- Tổng dư nợ cho vay bao gồm:

+ Dư nợ cho vay đối với cá nhân, tổ chức (không bao gồm dư nợ cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam);

+ Các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cho vay.

- Tổng dư nợ cho vay được trừ đi:

+ Dư nợ cho vay bằng nguồn ủy thác của Chính phủ, cá nhân và tổ chức khác (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam; ngân hàng mẹ, chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ);

+ Nguồn vốn vay ở nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nguồn vốn vay ở nước ngoài bao gồm cả nguồn vốn vay của ngân hàng mẹ và các chi nhánh của ngân hàng mẹ ở nước ngoài.

- Tổng tiền gửi bao gồm:

+ Tiền gửi của tổ chức trong nước và nước ngoài, trừ các khoản sau đây:

++ Tiền gửi các loại của Kho bạc Nhà nước;

++ Tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng của khách hàng;

+ Tiền gửi của cá nhân, trừ tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dùng.

+ Tiền huy động từ phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính) phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi như sau:

+ Ngân hàng thương mại nhà nước: 90%;

+ Ngân hàng hợp tác xã: 80%;

+ Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 80%;

+ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 90%;

Đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới thành lập trong 3 (ba) năm đầu tiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ cụ thể khác với các tỷ lệ nêu trên đối với từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải thực hiện tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi quy định tại khoản 5 Điều này nếu vốn điều lệ, vốn được cấp còn lại sau khi đầu tư, mua sắm tài sản cố định và góp vốn, mua cổ phần lớn hơn dư nợ cho vay.

Trên đây là nội dung tư vấn về tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN.

Trân trọng!

Hợp tác xã
Hỏi đáp mới nhất về Hợp tác xã
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã trên môi trường điện tử là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp tác xã quy mô lớn thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính bao lâu một lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu F02-HTX báo cáo tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu của hợp tác xã 2024 và cách lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách lập Mẫu S33 HTX Sổ theo dõi chi tiết vốn góp của chủ sở hữu áp dụng đối với hợp tác xã theo Thông tư 71?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải về Mẫu S28 HTX Sổ chi tiết chi phí hoạt động cho vay nội bộ của hợp tác xã? Hướng dẫn cách lập Mẫu S28 HTX?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp tác xã là gì? Liên hiệp hợp tác xã là gì? Ví dụ về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức quản trị rút gọn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành viên nào khi tham gia vào hợp tác xã phải có nghĩa vụ nộp phí thành viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký thay đổi tên hợp tác xã gồm giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu F01-HTX bảng cân đối tài khoản nộp cho cơ quan thuế của hợp tác xã 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp tác xã
Thư Viện Pháp Luật
508 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hợp tác xã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp tác xã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào