Thế nào là hành vi đánh bạc trên gameonline?

Hiện nay các trò chơi trực tuyến đang ngày càng nhiều và thu hút nhiều người chơi gameonline, vậy vấn đề pháp lý đặt ra là thể nào là hành vi đánh bạc trên gameonline? Khi nào chỉ là vui chơi giải trí?

Có thể nói trong cuộc sống đời thường có gì, thì trên mạng intenet cũng chẳng chịu thua kém. Đã nói đến hành vi đánh bạc thì dưới bất cứ hình thức gì và xẩy ra trên mạng hay không ở trên mạng, cũng phải xem xét hành vi đó theo quan điểm của luật Hình sự về thề nào là hành vi đánh bạc.

Tại khoản 1 điều 248 Bộ luật hình sự quy định về tội Đánh bạc nêu: “ Người đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền mặt hay hiện vật …”. Tại Nghị quyết 01/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Tôi cao nêu “ ...Là nhiều người (ít nhất từ hai người trở lên) cùng tham gia thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật...”. Như vậy:

Hành vi khách quan của tội đánh bạc được hiểu là người thực hiện những hành vi dưới bất kỳ hình thức nào ( xóc đĩa, chắn, cá độ...)  với mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật (nói chung là vì mục đích tư lợi), trong đó người thắng được nhận một khoản lợi ích vật chất từ người thua hoặc người tổ chức.

Theo điều văn của điều luật (điều 248 BLHS và điểm 9.1 Nghị quyết 01/2006- HĐTP) quy định:  “tham gia thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật” đều bị coi là Hành vi đánh bạc. Tuy nhiên, trên thực tế không phải cứ tham gia trò chơi được thua bằng tiền  hay hiện vật đều bị coi là hành vi đánh bạc. Hiện nay các cơ quan, tổ chức có nhiều hình thức vui chơi giải trí có được thua bằng tiền hay hiện vật đều không bị coi là hành vi phạm tội đánh bạc như: chơi xổ số, lô tô, casino... các trò chơi này được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nên không coi là hành vi phạm tội.

 Để xác định một người nào đó có phạm tội hay không phải được xem xét trên 4 yếu tố cấu thành tội phạm, đó là: Khách thể của tội phạm; Chủ thể của tội phạm; Mặt khách quan của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.

Đối với tội Đánh bạc

- Khách thể của tội đánh bạc là Xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội vì tội Đánh bạc là tệ nạn xã hội.

- Chủ thể của tội phạm, chủ thể là bất kỳ ai khi đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự ( mới phải chịu trách nhiệm hình sự).

- Mặt khách quan của tội phạm thể hiện:

+ Hành vi đánh bạc thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau ( tỏ tôm, xóc đĩa, bài tây, cá độ…) người thắng được hưởng lợi ít vật chất từ người thua hoặc người người tổ chức đánh bạc.

+ Đối với dấu hiệu khách quan của tội phạm này không quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nhưng lại quy định giá trị tiền, hiện vật dùng để đánh bạc là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

+ Tính trái pháp luật của hành vi thắng thua được hưởng lợi ích vật chất ( hành vi vui chơi giải trí dược thua bằng tiền hay hiện vật như chơi lô gô, xổ số, casino được Nhà nước cho phép thì không bị coi là hành vi đánh bạc).

- Mặt chủ quan của tội phạm, người phạm tội thực hiện hành vi đánh bạc do cố ý, có mục đích tư lợi, sát phạt nhau bằng tiền hoặc hiện vật.

Nếu hành vi người nào có đủ 4 yếu  trên thì mới coi là phạm tội đánh bạc.

 Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí trên mạng thông qua Web của mình. Vậy  những trò vui chơi giải trí dùng tiền thật đổi tiền ảo thì đó là hành vi đánh bạc?

Rõ ràng người có hành vi đánh bạc phải có mục đích, động cơ vì tư lợi, thắng thua bằng tiền hoặc hiện vật, từ điểm xuất phát này tôi nhìn nhận vấn đề trên hai góc độ.

Trường hợp thứ nhất, Tiền ảo do nhà cung cấp dịch vụ cấp miễn phí. Khi đăng ký làm thành viên của Web thì nhà cung cấp dịch vụ sẽ cấp cho bạn một khoản tiền ảo, Nếu chơi thua hết số tiền ảo này thì người thua cũng không thiệt hại bất cứ một lợi ích vật chất nào còn người thắng thì được thêm một khoản tiền ảo. Trường hợp này không thể gọi là hành vi đánh bạc.

Trường hợp thứ hai,  nếu tiền ảo do dùng tiền thật đổi với nhà cung cấp dịch vụ mà có thì:

a/ Nếu nhà cung cấp dịch vụ cho phép đổi tiền ảo ra tiền thật.

         - Người thua mất một số tiền ảo, cũng có nghĩa mất đi một khoản tiền thật đã dùng để đổi tiền ảo ( tức là có thiệt hại về mặt vật chất).

         - Người thắng được một khoản tiền ảo, số tiền ảo này đổi được ra tiền thật, tức người thắng được hưởng lợi ích từ trò chơi. Trong trường hợp này hành vi nêu trên được coi là thắng thua bằng tiền thật (vì mục đích tư lợi). Như vậy trường hợp này được coi là hành vi đánh bạc trên gameonline.

b/ Nếu nhà cung cấp dịch vụ không cho đổi tiền ảo sang tiền thật.

 Nếu tiền ảo của người thắng không thể đổi được tiền thật, thì không thể coi là hành vi đánh bạc được vì người thắng không thu được bất cứ lợi ích vật chất nào từ người thua hay của ai, bởi tiền ảo vẫn là tiền ảo. Việc người thua bỏ tiền thật ra để đổi tiền ảo thực chất được xem như hành vi “Giải trí” mà thôi.

         Do vậy nếu thực tế việc nhà cung cấp dịch vụ không cho phép đổi tiền ảo sang tiền thật hay một loại vật chất nào khác giữa người chơi với nhà cung cấp dịch vụ thì các trò chơi theo nội dung này được hiểu là vui chơi giải trí trực tuyến.

Với những nội dung đã phân tích trên, sự khác nhau giữa vui chơi giải trí và đánh bạc trên các trò chơi trực tuyến đã được làm rõ. Luật sư rất mong các bạn trẻ và tất cả những ai chơi gameonline hãy chỉ vì mục đích giải trí, không vì những lợi ích vật chất đạt được từ trò chơi để  tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

 

http://tuvan.tinmoi.vn/hoi-dap-phap-luat/hinh-su/the-nao-la-hanh-vi-danh-bac-tren-gameonline-d557.htmltheo như quý cơ quan đã trả lời như vậy thì mình có thắc mắc như sau:nếu như trong trường hợp 1 công ty a mở ra trò chơi game trực tuyến mà có hình thức là người chơi dùng tiền mặt đổi lấy tiền ảo để chơi game ( công ty chỉ cho đổi từ tiền thật sang tiền ảo ) . sau đó người chơi có thế dùng tiền ảo trong game này và giao dịch với tổ chức ( cá nhân ) khác không có liên quan gì đến công ty game ban đầu . thì có được coi là lách luật ??? mong quý cơ quan trả lời vào email của tôi là [email protected] chúc quý cơ quan luôn luôn mạnh khỏe và thành công . xin cảm ơn
 
Tội xâm phạm an toàn công cộng
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm an toàn công cộng
Hỏi đáp pháp luật
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo quy định của Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chống đối lực lượng phòng chống dịch Covid-19 cẩn thận bị xử phạt tù
Hỏi đáp pháp luật
Xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Gây tai nạn giao thông chết người nhưng nguyên nhân này thì sao ạ?
Hỏi đáp pháp luật
Va chạm giao thông làm người khác ngã chết người có bị kết tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Gây tai nạn giao thông chết người ở tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp pháp luật
Xin hỏi về việc tai nạn giao thông dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Mở cửa xe gây chết người phải chịu trách nhiệm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Mở cửa xe ô tô gây tai nạn chết người bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm an toàn công cộng
Thư Viện Pháp Luật
439 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm an toàn công cộng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm an toàn công cộng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào