Giao tiếp của công chức Hải quan được quy định như thế nào?
Giao tiếp của công chức Hải quan được quy định tại Điều 29. 30 Quyết định 188/QĐ-TCHQ năm 2017 về Quy chế hoạt động công vụ của Hải quan Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, cụ thể như sau:
Điều 29. Chào hỏi
1. Công chức hải quan phải chào khi gặp nhau, thể hiện sự tôn trọng, thân thiện; người được chào phải chào lại. Khi mặc trang phục có đội mũ hải quan phải chào bằng động tác theo quy định tại điểm 2 Điều này.
- Cấp dưới phải chào cấp trên trước.
- Cùng chức vụ, ngang chức, ngang cấp thì người nào tuổi đời thấp hơn hoặc nhìn thấy trước phải chào trước.
2. Công chức hải quan khi mặc trang phục có đội mũ hải quan phải chào bằng động tác như sau:
Tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đầu ngón tay giữa chạm vào bên phải vành lưỡi trai, trên đuôi lông mày phải; năm ngón tay khép lại duỗi thẳng, lòng bàn tay úp xuống, hơi chếch về trước; bàn tay và cánh tay dưới thành một đường thẳng, cánh tay trên nâng lên ngang vai; đầu ngay, mắt nhìn thẳng vào người mình chào.
Điều 30. Xưng hô trong giao tiếp
1. Xưng hô khi giao tiếp trong ngành hải quan.
a) Trong công việc, hội họp tại đơn vị, cấp dưới xưng hô với cấp trên theo chức vụ hoặc có thể xưng hô là “đồng chí” kèm theo tên và chức vụ.
b) Khi làm việc, hội họp, học tập, sinh hoạt tập thể, công chức hải quan xưng hô với nhau bằng “anh, chị” hoặc “đồng chí” và xưng “tôi” phù hợp với hoàn cảnh làm việc, sinh hoạt, học tập. Trong Trường Hải quan Việt Nam, ngoài việc xưng hô như trên, giáo viên, học viên có thể xưng hô bằng “thầy”, “cô” và “em”.
c) Ngoài giờ làm việc, hội họp, học tập, sinh hoạt tập thể, công chức hải quan xưng hô với nhau phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
d) Khi nghe gọi tên mình thì trả lời “có”, nhận mệnh lệnh hoặc trao đổi xong công việc thì trả lời “báo cáo rõ”, nếu chưa rõ phải hỏi lại.
2. Xưng hô khi giao tiếp với người ngoài ngành hải quan.
a) Khi làm việc và quan hệ công tác với cán bộ và nhân dân: tùy từng trường hợp cụ thể để gọi bằng “đồng chí” và xưng “tôi” hoặc tùy theo lứa tuổi để xưng hô phù hợp với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
b) Khi giao tiếp với người nước ngoài: tùy theo quan hệ ngoại giao của Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế khách đến thăm để gọi là “đồng chí” hoặc “ngài”, “ông”, “bà”, “vương hiệu”, “tước hiệu” và xưng “tôi” cho phù hợp.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc giao tiếp của công chức Hải quan theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quyết định 188/QĐ-TCHQ năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?