Định mức lao động công nghệ trong phòng trong công tác địa vật lý biển sâu

Định mức lao động công nghệ trong phòng trong công tác địa vật lý biển sâu được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi hiện đang làm việc tại công ty khai thác khoáng sản gần vùng biển Vũng Tàu. Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi việc định mức lao động công nghệ trong phòng trong công tác địa vật lý biển sâu được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập! Hữu Tuấn (tuan***@gmail.com)

Định mức lao động công nghệ trong phòng trong công tác địa vật lý biển sâu được quy định tại Mục 2 Chương I Phần III Định mức kinh tế - kỹ thuật công tác điều tra địa chất khoáng sản biển độ sâu từ 300 đến 2.500m nước và đánh giá tiềm năng khí hydrate các vùng biển Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BTNMT như sau:

2.1. Văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công

2.1.1. Nội dung công việc

- Chuẩn bị diện tích nghiên cứu;

- Thu thập các tài liệu đã công bố, các thông tin mới nhất về vùng nghiên cứu về địa chất, địa vật lý biển trong và ngoài nước;

- Lập kế hoạch và khối lượng công việc;

- Thiết kế mạng lưới điều tra;

- Dự kiến diện tích có triển vọng để điều tra ở tỷ lệ lớn hơn;

- Nghiên cứu các phương pháp xử lý số liệu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;

- Viết đề cương chi tiết; ứng dụng tin học để xử lý số liệu, thành lập các sơ đồ bản đồ theo quy định;

- Lập dự toán chi phí;

- Bảo vệ đề cương cùng các kết quả nghiên cứu;

- Đề xuất các sáng kiến, phương pháp mới để áp dụng trong mùa thực địa;

- Chuẩn bị vật tư, phương tiện cho công tác thực địa;

- Kiểm định các thiết bị đo ĐVL (theo quy định);

- Tập huấn chuyên môn và tay nghề của cán bộ kỹ thuật và công nhân;

- Học tập an toàn lao động.

2.1.2. Định biên (quy định tại bảng 42)

Bảng 42

TT

Công việc

KSC 8

KSC 7

KSC 6

KSC 5

KS5

KS4

KTV 11

Nhóm

1

Đo địa chấn

1

1

1

 

1

1

1

6

2

Đo sonar quét sườn

1

1

 

2

1

1

1

7

3

Trọng lực boong tàu

1

1

 

2

1

1

1

7

4

Đo từ biển trên tàu

1

1

 

 

 

 

1

3

5

Đo thủy âm

1

1

 

2

1

1

1

7

2.1.3. Định mức: công nhóm/ 100 km

Bảng 43

Tên công việc

Định mức

Văn phòng trước thực địa công tác địa vật lý độ sâu 300-2500m

2,69

2.2. Văn phòng thực địa

2.2.1. Nội dung công việc

- Trực liên lạc để nắm bắt tình hình sản xuất trên tàu khảo sát và trạm quan sát biến thiên từ, theo dõi thời tiết hàng ngày, cung ứng vật tư, tiếp nhận các thông tin và giải quyết kịp thời các sự cố thiết bị và các hoạt động trong quá trình khảo sát thực địa;

- Tiếp nhận số liệu, sơ bộ tính giá trị hiệu chỉnh, kiểm tra kết quả đo, nạp số liệu vào máy tính, dựng đồ thị kết quả đo, thành lập sơ đồ kết quả, phân tích sơ bộ tài liệu, trao đổi với bộ phận địa chất về kết quả sơ bộ đó để có định hướng cho quá trình khảo sát tiếp theo.

2.2.2. Định biên (quy định tại bảng 44)

Bảng 44

TT

Công việc

KSC8

KSC7

KSC6

KSC5

KS5

KTV11

Nhóm

1

Đo địa chấn.

1

1

1

3

1

1

8

2

Đo sonar quét sườn

1

1

1

2

1

 

6

3

Trọng lực boong tàu

1

1

 

2

1

1

6

4

Đo từ biển trên tàu

1

 

1

 

1

 

3

5

Đo thủy âm

1

1

1

1

1

1

6

2.2.3. Định mức: công nhóm/100 km

Bảng 45

Công việc

Mức

Văn phòng thực địa công tác địa vật lý độ sâu 300-2.500m

4,16

2.3. Văn phòng sau thực địa và báo cáo kết quả hàng năm

2.3.1. Nội dung công việc

- Hoàn thiện, thống kê các tài liệu nguyên thủy thu thập trong mùa khảo sát;

- Kiểm tra sự đồng bộ thống nhất giữa tài liệu địa vật lý và trắc địa dẫn đường;

- Tiến hành chỉnh lý các tài liệu địa vật lý;

- Xác định vị trí các điểm giao cắt giữa tuyến ngang và tuyến dọc, điểm giao cắt giữa tuyến kiểm tra với các tuyến đo khảo sát;

- Tiến hành xử lý phân tích các tài liệu địa vật lý bao gồm các hiệu chỉnh, liên kết và phân tích các số liệu khảo sát;

- Thu thập các tài liệu tham khảo, các kết quả thuộc chuyên đề địa chất, khoáng sản;

- Thành lập các sơ đồ kết quả trung gian, bản đồ kết quả các phương pháp địa vật lý;

- Xử lý phân tích tổng hợp và luận giải địa chất các kết quả địa vật lý;

- Viết báo cáo kết quả. Ứng dụng tin học trong biểu diễn và lưu giữ các kết quả địa vật lý bao gồm các bản đồ, sơ đồ, mặt cắt địa chất - địa vật lý, các phụ lục theo đúng quy định;

- Trình nghiệm thu báo cáo kết quả;

- Bảo dưỡng thiết bị trong thời gian thực hiện công tác văn phòng.

2.3.2. Định biên (quy định tại bảng 46)

Bảng 46

TT

Công việc

KSC8

KSC7

KSC6

KSC5

KS5

KS4

KTV11

Nhóm

1

Bản đồ dự báo triển vọng khí hydrate theo tài liệu địa vật lý

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Sơ đồ phân bố các điểm thoát khí theo tài liệu sonar

 

 

1

 

2

1

1

5

b

Sơ đồ phân bố các điểm thoát khí theo tài liệu thủy âm

 

1

 

1

1

 

1

4

c

Sơ đồ phân bố các mặt BSR theo tài liệu địa chấn độ phân giải cao

1

 

 

1

1

1

1

5

2

Bản đồ cấu trúc địa chất và dự báo triển vọng khoáng sản theo tài liệu địa vật lý

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Bản đồ hình thái cấu tạo đáy các tập địa chấn

 

1

 

 

1

1

1

4

b

Bản đồ đẳng dày các tập địa chấn

 

 

1

 

 

1

1

3

c

Sơ đồ tướng địa chấn trong trầm tích Đệ tứ

 

1

 

1

1

2

1

6

d

Sơ đồ cổ địa lý tướng đá trong trầm tích Đệ tứ

 

1

 

1

1

1

1

5

e

Sơ đồ đặc điểm đáy biển theo tài liệu thủy âm

 

 

1

1

1

1

1

5

3

Bản đồ trường từ tổng T

 

1

 

1

1

 

1

4

4

Bản đồ dị thường từ ∆ta

 

1

 

1

1

 

1

4

5

Bản đồ dị thường trọng lực Bugher

 

1

 

1

1

1

1

5

6

Bản đồ dị thường trọng lực khoảng không tự do

 

1

 

1

1

1

1

5

2.3.3. Định mức: công nhóm/100km

Bảng 47

TT

Nội dung công việc

Định mức

ĐVT

1

Văn phòng sau thực địa và báo cáo kết quả hàng năm

7,28

Công nhóm/100km

2.4. Văn phòng báo cáo tổng kết các chuyên đề

2.4.1. Nội dung công việc

- Tổng hợp các tài liệu khảo sát hàng năm;

- Tổng hợp các báo cáo kết quả hàng năm;

- Xử lý, liên kết thống nhất tài liệu địa vật lý khảo sát ở các năm khác nhau trong cùng dự án. Trong đó có tham khảo các kết quả trên các vùng lân cận trong dự án khác (nếu có);

- Thành lập các bản đồ kết quả địa vật lý trên cơ sở số liệu đã được liên kết thống nhất trên diện tích khảo sát của toàn dự án;

- Thu thập các tài liệu tham khảo, các kết quả thuộc chuyên đề địa chất, khoáng sản;

- Tiến hành phân tích, luận giải địa chất trên cơ sở tổng hợp các kết quả địa vật lý có tham khảo đối sánh các kết quả của các chuyên đề địa chất khoáng sản trong cùng dự án;

- Viết báo cáo tổng kết. Ứng dụng tin học trong biểu diễn và lưu giữ các kết quả địa vật lý bao gồm các bản đồ, sơ đồ, mặt cắt địa chất - địa vật lý, các phụ lục theo đúng quy định;

- Trình nghiệm thu báo cáo tổng kết;

- Bảo dưỡng thiết bị trong thời gian thực hiện công tác văn phòng.

2.4.2. Định biên (quy định tại bảng 48)

Bảng 48

TT

Công việc

KSC4

KS5

KS4

KTV11

Nhóm

1

Bản đồ dự báo triển vọng khí hydrate theo tài liệu địa vật lý

 

 

 

 

 

a

Sơ đồ phân bố các điểm thoát khí theo tài liệu sonar

1

 

 

 

1

b

Sơ đồ phân bố các điểm thoát khí theo tài liệu thủy âm

1

 

 

 

1

c

Sơ đồ phân bố các mặt BSR theo tài liệu địa chấn độ phân giải cao

1

 

 

1

2

2

Bản đồ cấu trúc địa chất và dự báo triển vọng khoáng sản theo tài liệu địa vật lý

 

 

 

 

 

a

Bản đồ hình thái cấu tạo đáy các tập địa chấn

 

1

 

1

2

b

Bản đồ đẳng dày các tập địa chấn

 

1

 

1

2

c

Sơ đồ tướng địa chấn trong trầm tích Đệ tứ

 

1

1

 

2

d

Sơ đồ cổ địa lý tướng đá trong trầm tích Đệ tứ

 

1

 

1

2

e

Sơ đồ đặc điểm đáy biển theo tài liệu thủy âm

 

1

 

1

2

3

Bản đồ trường từ tổng T

1

 

 

 

1

4

Bản đồ dị thường từ ∆ta

1

 

 

 

1

5

Bản đồ dị thường trọng lực Bugher

1

 

 

 

1

6

Bản đồ dị thường trọng lực khoảng không tự do

1

 

 

 

1

2.4.3. Định mức: công nhóm/100km

Bảng 49

Nội dung công việc

Định mức

ĐVT

Văn phòng báo cáo tổng kết các chuyên đề

7,28

Công nhóm/100km

Ghi chú:

Công tác trong phòng của điều tra bổ sung được tính bằng mức của điều tra diện tích theo mạng lưới thiết kế.

Trên đây là nội dung quy định về định mức lao động công nghệ trong phòng trong công tác địa vật lý biển sâu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 06/2017/TT-BTNMT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
247 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào