Cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả chế độ ốm đau, thai sản thông qua tài khoản cá nhân cho người lao động như thế nào?

Cơ quan BHXH chi trả chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK thông qua tài khoản cá nhân cho người lao động được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Phương Vy, đang sống và làm việc tại Tp.HCM. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định liên quan đến việc quản lý, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Cho tôi hỏi: Cơ quan BHXH chi trả chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK thông qua tài khoản cá nhân cho người lao động được quy định ra sao? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.       

Theo quy định tại Điều 26 Quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm Quyết định 828/QĐ-BHXH năm 2016 thì nội dung này được quy định như sau:  

1. Đơn vị sử dụng lao động

1.1. Lập Danh sách đề nghị thanh toán (mẫu số C70a-HD), dùng chữ ký số chuyển file Danh sách cho cơ quan BHXH. Các chứng từ (giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH, giấy khai sinh, giấy ra viện...) sắp xếp theo thứ tự trong file Danh sách C70a-HD đã lập, gửi cơ quan BHXH qua đường bưu điện.

1.2. Kê khai chính xác số hiệu tài khoản, tên ngân hàng mở tài khoản của từng người lao động tại mẫu số C70a-HD.

Trường hợp đơn vị sử dụng lao động cung cấp sai thông tin về tài khoản và được cơ quan BHXH thông báo lại bằng văn bản, đơn vị sử dụng lao động kiểm tra thông báo lại cho cơ quan BHXH thông tin tài khoản đúng của người lao động.

Trường hợp đơn vị sử dụng lao động cung cấp sai thông tin tài khoản cá nhân của người lao động dẫn đến cơ quan BHXH chuyển tiền vào tài khoản do đơn vị sử dụng lao động cung cấp sai mà không thu hồi được, thì đơn vị sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi hoàn ngay cho người lao động số tiền trợ cấp ốm đau, thai sản, DSPHSK đã chuyển sai.

1.3. Sau 02 ngày kể từ khi nhận được file Danh sách (mẫu số C70b-HD) đã xét duyệt bằng chữ ký số do cơ quan BHXH chuyển đến, thông báo cho người lao động biết cơ quan BHXH đã chuyển tiền chế độ vào tài khoản cá nhân của người lao động.

2. Cơ quan BHXH

2.1. Phòng CĐ BHXH (hoặc Tổ thực hiện chính sách BHXH)

a) Nhận file Danh sách (mẫu số C70a-HD) qua mạng hoặc Danh sách chuyển bằng chữ ký số. Căn cứ chứng từ (giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH, giấy khai sinh, giấy ra viện...), đối chiếu với quy định, tính mức trợ cấp cho từng người lao động trên cơ sở kết xuất dữ liệu từ phần mềm SMS, lập Danh sách (mẫu số C70b-HD) có số tài khoản cá nhân của người lao động: Lưu 01 bản, chuyển Phòng KHTC (hoặc tổ Kế toán - chi trả và giám định BHYT) 01 bản.

b) Chuyển dữ liệu mẫu số C70b-HD bằng chữ ký số cho đơn vị sử dụng lao động để biết và cung cấp kết quả cho người lao động.

2.2. Phòng KHTC (hoặc tổ Kế toán - chi trả và giám định BHYT)

a) Phối hợp với các ngân hàng nơi người lao động mở tài khoản để kiểm tra, đối chiếu số hiệu tài khoản của người lao động do đơn vị sử dụng lao động cung cấp.

b) Căn cứ mẫu số C70b-HD do Phòng CĐ BHXH (hoặc Tổ thực hiện chính sách BHXH) chuyển sang, thực hiện chuyển số tiền đã xét duyệt tại mẫu số 70b-HD vào tài khoản của từng người lao động trong thời hạn tối đa 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ Phòng CĐ BHXH (hoặc Tổ thực hiện chính sách BHXH).

c) Trường hợp sai thông tin tài khoản cá nhân của người lao động không chuyển được tiền, thông báo lại cho đơn vị sử dụng lao động bằng văn bản để cung cấp lại số tài khoản cá nhân của người lao động. Trường hợp sai tài khoản mà tiền đã chuyển vào tài khoản do đơn vị sử dụng lao động cung cấp sai, không thu hồi được, thông báo cho đơn vị sử dụng lao động ngay bằng văn bản và yêu cầu đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm bồi hoàn cho người lao động.

d) Căn cứ Ủy nhiệm chi số tiền đã chuyển vào tài khoản của người lao động, thực hiện hạch toán số tiền đã chi, ghi sổ kế toán theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn về cơ quan BHXH chi trả chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK thông qua tài khoản cá nhân cho người lao động. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 828/QĐ-BHXH năm 2016.

Trân trọng!                            

Chế độ ốm đau
Hỏi đáp mới nhất về Chế độ ốm đau
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ ốm đau được áp dụng với những đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xin nghỉ ốm được hưởng chế độ ốm đau bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ nghỉ dưỡng sức sau ốm đau là bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ ốm đau tối đa bao lâu thì vẫn được tính thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị ốm đau trong trường hợp nào thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là gì? Khi nghỉ việc để chăm con ốm đau người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ ốm đau bao nhiêu ngày thì không phải đóng bảo hiểm xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động nghỉ ốm tối đa bao nhiêu ngày trong một tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bệnh được xuất viện trong trường hợp nào? Người lao động ra viện cần giấy tờ gì để hưởng chế độ ốm đau?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chế độ ốm đau
235 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chế độ ốm đau
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào