Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí cho lao động dôi dư của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp được quy định tại các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí cho lao động dôi dư của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp được quy định tại Điều 10 Thông tư 10/2013/TT-BTC hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
1. Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ làm chủ sở hữu thực hiện giải thể, phá sản, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp. Đơn đề nghị phải ghi rõ tên đơn vị đề nghị hỗ trợ, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao tiếp nhận kinh phí giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư, số tài khoản và ngân hàng nơi đơn vị giao dịch, tổng số kinh phí đề nghị hỗ trợ.
b) Quyết định mở thủ tục phá sản của tòa án; quyết định giải thể doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền (Bản gốc hoặc bản sao có công chứng).
c) Dự toán kinh phí để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Bản gốc).
d) Báo cáo về nguồn thu từ giải thể, phá sản doanh nghiệp được dùng để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và phần kinh phí còn thiếu đề nghị Quỹ hỗ trợ sắp xếp tại doanh nghiệp hỗ trợ (Bản gốc).
2. Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn, Tổng công ty, công ty mẹ làm chủ sở hữu thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu khác ngoài hình thức nêu tại khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư của doanh nghiệp. Đơn đề nghị phải ghi rõ: tên đơn vị, số tài khoản và ngân hàng nơi đơn vị giao dịch, tổng số nguồn kinh phí tại doanh nghiệp được sử dụng để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư, tổng số kinh phí đề nghị Quỹ hỗ trợ.
b) Phương án sắp xếp lại lao động, đào tạo lại (kèm theo danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm quyết định sắp xếp, chuyển đổi sở hữu, danh sách người lao động được hưởng trợ cấp và được đào tạo lại) được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Bản gốc).
c) Dự toán kinh phí giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Bản gốc):
- Dự toán kinh phí đối với lao động dôi dư theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Dự toán kinh phí đối với lao động dôi dư thuộc các chức danh theo quy định của pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
d) Báo cáo về nguồn tiền thu từ cổ phần hóa, bán doanh nghiệp để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư kèm theo báo cáo quyết toán chi phí cổ phần hóa, bán doanh nghiệp; quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa, bán doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền xác nhận (Bản gốc hoặc bản sao có công chứng).
đ) Quyết định phê duyệt phương án sắp xếp, chuyển đổi sở hữu của cơ quan có thẩm quyền (Bản gốc hoặc bản sao có công chứng).
e) Báo cáo quyết toán tài chính năm liền kề với năm thực hiện sắp xếp.
Trên đây là tư vấn về hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí cho lao động dôi dư của Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 10/2013/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?