Quy định của pháp luật về thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp thông tin tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp thông tin tai nạn lao động được quy định tại Điều 3 Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, cụ thể như sau:
1. Trách nhiệm thu thập, lưu trữ thông tin tai nạn lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra tại cơ sở của mình; mở sổ thống kê theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) phải tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động xảy ra trên địa bàn; mở sổ thống kê theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Cơ quan chịu trách nhiệm Điều tra các vụ tai nạn lao động theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34, Khoản 4 Điều 35 Luật an toàn, vệ sinh lao động và Điều 21 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin vụ tai nạn lao động thuộc trách nhiệm Điều tra; mở sổ thống kê các vụ tai nạn lao động thuộc trách nhiệm Điều tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn;
đ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thu thập, lưu trữ thông tin về tình hình tai nạn lao động xảy ra trong cả nước.
2. Người sử dụng lao động và các cơ quan được quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào các thông tin được thu thập, lưu trữ có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 36 Luật an toàn, vệ sinh lao động và Điều 24 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP; cung cấp thông tin về tình hình tai nạn lao động khi được cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thẩm quyền yêu cầu.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp thông tin tai nạn lao động theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn bao lâu?
- Hướng dẫn kê khai tài sản theo Nghị định 130 cho công chức chi tiết, đầy đủ?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế theo Nghị định 15 mới nhất?
- SHB là ngân hàng gì? Địa chỉ trụ sở chính ngân hàng SHB ở đâu?