Việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể của bảo tàng được thực hiện như thế nào?
Ngày 31/12//2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 18/2010/TT-BVHTTDL quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng.
Theo đó, việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể của bảo tàng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 18/2010/TT-BVHTTDL. Cụ thể như sau:
Bảo tàng tổ chức việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể thông qua các phương thức sau đây:
a) Khảo sát điền dã sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể;
b) Khai quật khảo cổ;
c) Tiếp nhận tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng;
d) Mua, trao đổi tài liệu, hiện vật với tổ chức, cá nhân.
Việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể của bảo tàng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề nay, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 18/2010/TT-BVHTTDL.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn nộp báo cáo tài chính quý 4/2024 của doanh nghiệp nhà nước là ngày nào?
- Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu, người tham gia giao thông phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu bao nhiêu mét tính từ ray gần nhất?
- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ trong trường hợp nào?
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác trong các trường hợp nào?
- Lịch nghỉ tết Nguyên đán diễn ra vào ngày nào đến ngày nào 2025? Nhằm vào ngày nào đến ngày nào dương lịch?