Điều kiện, nguyên tắc, mức trợ cấp tai nạn lao động đối với người làm việc trong Quân đội
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 124/2015/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế đối với đối tượng làm việc trong Quân đội bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành thì điều kiện, nguyên tắc, mức trợ cấp tai nạn lao động đối với người làm việc trong Quân đội được quy định như sau:
1. Điều kiện người lao động được trợ cấp
Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:
a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động theo kết luận trong biên bản điều tra tai nạn lao động;
b) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc cơ quan Điều tra hình sự Quân đội hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn).
2. Nguyên tắc trợ cấp
Việc trợ cấp được thực hiện từng lần; tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
3. Mức trợ cấp
a) Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động khi người lao động bị chết do tai nạn lao động;
b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tính theo công thức dưới đây:
Ttc = Tbt x 0,4
Trong đó:
- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: Tháng tiền lương);
- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: Tháng tiền lương).
Ví dụ 2:
- Đồng chí Trần Văn B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do đồng chí B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của đồng chí B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho đồng chí Trần Văn B là:
- Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 = 1,4 (tháng tiền lương).
- Lần tiếp theo đồng chí B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%, mức trợ cấp lần thứ hai cho đồng chí Trần Văn B là:
- Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).
Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện, nguyên tắc, mức trợ cấp tai nạn lao động đối với người làm việc trong Quân đội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 124/2015/TT-BQP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?