Cơ sở tiếp nhận đào tạo và phục vụ lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
Ngày 25/02/2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT về Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam. Quy chế này quy định công tác quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam, bao gồm: điều kiện, trình tự tiếp nhận lưu học sinh; đào tạo và quản lý lưu học sinh; quyền lợi và trách nhiệm của lưu học sinh; tiếp nhận đào tạo và phục vụ lưu học sinh.
Theo đó, trách nhiệm của cơ sở tiếp nhận đào tạo và phục vụ lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 19 Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:
Cơ sở tiếp nhận đào tạo, phục vụ lưu học sinh chịu trách nhiệm quản lý lưu học sinh trong toàn bộ thời gian lưu học sinh học tập, sinh sống ở Việt Nam; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các việc liên quan đến lưu học sinh trong thời gian học tập, sinh sống tại Việt Nam.
Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn vấn đề, Ban biên tạp gửi tới bạn một số thông tin về trách nhiệm của cơ sở giáo dục tiếp nhận lưu học sinh học dự bị tiếng Việt và cơ sở giáo dục tiếp nhận lưu học sinh Hiệp định vào học chương trình chính thức như sau:
- Cơ sở giáo dục tiếp nhận lưu học sinh học dự bị tiếng Việt:
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch, giáo trình giảng dạy tiếng Việt giao tiếp, tiếng Việt chuyên ngành theo các nhóm ngành đào tạo, trình độ đào tạo và đối tượng lưu học sinh;
+ Phối hợp với các cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định để tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Việt khi kết thúc chương trình đào tạo dự bị, cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận cho lưu học sinh đạt yêu cầu về trình độ tiếng Việt;
+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục liên quan để bàn giao lưu học sinh sau khi hoàn thành chương trình dự bị vào học chương trình chính thức;
+ Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả bàn giao và kết quả học tập, rèn luyện của lưu học sinh ngay sau khi hoàn thành chương trình đào tạo dự bị.
- Cơ sở giáo dục tiếp nhận lưu học sinh Hiệp định vào học chương trình chính thức:
+ Đảm bảo chương trình, kế hoạch và nội dung, chất lượng chuyên môn đào tạo lưu học sinh; bố trí lớp học, giảng viên hướng dẫn; theo dõi, quản lý việc học tập, nghiên cứu; cấp phát văn bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ theo thẩm quyền; kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy định chung về chương trình đào tạo cho lưu học sinh trong trường hợp cần thiết ;
+ Phối hợp với cơ sở giáo dục đào tạo lưu học sinh dự bị và cơ sở giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Việt trước khi tiếp nhận lưu học sinh vào học chính khóa nếu cần thiết;
+ Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo tình hình học tập và kết quả học tập, rèn luyện của lưu học sinh sau mỗi năm học và toàn khóa học.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của cơ sở tiếp nhận đào tạo và phục vụ lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 03/2014/TT-BGDĐT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?