Trách nhiệm bảo vệ và quản lý di sản thế giới của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 109/2017/NĐ-CP quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam có hiệu lực từ ngày 10/11/2017 thì trách nhiệm bảo vệ và quản lý di sản thế giới của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định cụ thể như sau:
- Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và quản lý di sản thế giới trong phạm vi địa phương.
- Lập, phê duyệt kế hoạch quản lý di sản thế giới; xây dựng, phê duyệt quy chế bảo vệ di sản thế giới theo quy định tại Điều 9 và Điều 14 Nghị định này.
- Tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể di sản thế giới, kế hoạch quản lý di sản thế giới, quy chế bảo vệ di sản thế giới theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và bộ, ngành liên quan.
- Tổ chức xây dựng hồ sơ điều chỉnh khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và đề nghị UNESCO.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và quản lý di sản thế giới; ngăn chặn và xử lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi xâm hại di sản thế giới trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế - xã hội ở khu vực di sản thế giới và vùng đệm của khu vực di sản thế giới.
- Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động bảo vệ và quản lý di sản thế giới bảo đảm đúng mục tiêu, hiệu quả và tránh thất thoát; phân bổ nguồn thu quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 17 cho các hoạt động bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
- Huy động các nguồn lực thực hiện dự án thành phần thuộc quy hoạch tổng thể di sản thế giới, kế hoạch quản lý di sản thế giới.
- Quyết định việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản thế giới theo quy định của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện nhằm thu hút tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về di sản thế giới ở trung ương và địa phương khác trong hoạt động tuyên truyền, quảng bá di sản thế giới.
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý những vướng mắc về chế độ, chính sách trong việc bảo vệ và quản lý di sản thế giới.
- Định kỳ quý I hằng năm, gửi báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện của năm trước đó đối với quy hoạch tổng thể di sản thế giới, kế hoạch quản lý di sản thế giới và đề xuất kế hoạch triển khai tiếp theo của việc thực hiện quy hoạch tổng thể di sản thế giới, kế hoạch quản lý di sản thế giới về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và bộ, ngành liên quan.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ tổ chức bảo vệ và quản lý di sản thế giới thuộc phạm vi địa phương mình theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm bảo vệ và quản lý di sản thế giới của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 109/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?