Thời gian làm việc của luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được tính như thế nào?
Thời gian làm việc của luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn về thù lao và thanh toán chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành, theo đó:
Thời gian làm việc của luật sư được tính bao gồm:
a) Thời gian gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử: Được xác định bằng thời gian thực tế luật sư gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam của cơ quan tiến hành tố tụng theo lịch cho phép;
b) Thời gian thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa: Được xác định căn cứ theo văn bản thoả thuận về số ngày thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa giữa cơ quan tiến hành tố tụng với luật sư tuỳ theo tính chất phức tạp của từng vụ án;
c) Thời gian nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng: Được xác định theo bảng chấm công có xác nhận của nơi luật sư đến nghiên cứu hồ sơ;
d) Thời gian tham gia phiên tòa: Được xác định theo thời gian diễn ra phiên toà xét xử; trong trường hợp phiên toà hoãn xử không phải do yêu cầu của luật sư và luật sư không được báo trước, thì cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thanh toán tiền thù lao cho luật sư bằng ½ ngày làm việc của luật sư;
đ) Thời gian hợp lý khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng để thực hiện việc tham gia tố tụng.
Trường hợp luật sư gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo lịch cho phép gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam hoặc thời gian tham gia phiên tòa vào ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ thì thời gian làm việc được tính mức theo nguyên tắc chi trả tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể như sau:
Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường.
Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.
Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ bù nếu ngày nghỉ lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần.
Thời gian làm việc của luật sư phải được cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trực tiếp giải quyết vụ án xác nhận trên cơ sở tổng hợp thời gian làm việc tại điểm a, b, c, d, đ khoản này, làm căn cứ chi trả thù lao cho luật sư.
Trên đây là tư vấn về thời gian làm việc của luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư liên tịch 191/2014/TTLT-BTC-BTP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?