Việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Trình tự phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế được quy định tại Điều 35 Nghị định 01/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương như sau:
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các tổ chức liên quan để tổ chức phát hành trái phiếu theo đúng đề án đã được Chính phủ phê duyệt.
2. Căn cứ tình hình thực tế và các quy định pháp luật có liên quan, Bộ Tài chính quyết định về trình tự phát hành trái phiếu theo một số bước cơ bản như sau:
a) Lựa chọn các tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành: lựa chọn một hoặc một số tổ chức tài chính, tín dụng đầu tư quốc tế hàng đầu trên thế giới, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát hành trái phiếu để bảo lãnh phát hành cho đợt phát hành trên cơ sở chào thầu cạnh tranh theo các tiêu chí cụ thể và danh sách các tổ chức do các tạp chí uy tín quốc tế bình chọn;
b) Lựa chọn các tư vấn pháp lý: chủ trì, phối hợp với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành lựa chọn các tổ chức, công ty luật có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước làm tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế cho Bộ Tài chính và tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành;
c) Hoàn thiện hồ sơ phát hành: chủ trì, phối hợp với tư vấn pháp lý trong nước hoặc tư vấn pháp lý quốc tế đàm phán, ký kết các hợp đồng với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành, các đại lý có liên quan và chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ phát hành phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của Việt Nam;
d) Đánh giá hệ số tín nhiệm: chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan làm việc với các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm để xác nhận hệ số tín nhiệm cho quốc gia;
đ) Tổ chức quảng bá: việc tổ chức quảng bá chào bán trái phiếu do Bộ Tài chính thực hiện tùy thuộc yêu cầu của từng phương thức phát hành trái phiếu. Bộ Tài chính phối hợp với tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành tổ chức quảng bá trái phiếu tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới để tiếp xúc với cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế trước khi thực hiện việc định giá để phát hành trái phiếu;
e) Tổ chức phát hành: Bộ Tài chính quyết định các điều kiện, điều khoản phát hành trái phiếu trong quá trình định giá trái phiếu trên cơ sở tư vấn của tổ chức hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành, phù hợp với điều kiện thị trường và các nguyên tắc nêu tại đề án phát hành trái phiếu đã được Chính phủ phê duyệt;
g) Tiếp nhận vốn: Bộ Tài chính tổ chức tiếp nhận nguồn vốn trái phiếu đã phát hành theo đúng các thỏa thuận đã ký;
h) Hoàn tất giao dịch phát hành: sau khi nhận tiền bán trái phiếu, Bộ Tài chính hoàn tất và ký kết các văn bản pháp lý kết thúc giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời báo cáo kết quả phát hành theo các quy định hiện hành.
Trên đây là nội dung tư vấn về trình tự phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 01/2011/NĐ-CP.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?