-
Danh sách Bộ
-
Bộ Quốc phòng
-
Cơ cấu Bộ Quốc phòng
-
Tiềm lực quốc phòng
-
Giáo dục quốc phòng và an ninh
-
Lực lượng vũ trang nhân dân
-
Phòng thủ dân sự
-
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
-
Phục vụ quốc phòng
-
Nền quốc phòng toàn dân
-
Công nghiệp quốc phòng
-
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Quốc phòng
-
Cấp bậc quân hàm trong Quân đội nhân dân
-
Hoạt động quốc phòng
-
Nguyên tắc hoạt động quốc phòng
-
Chức năng của Bộ Quốc phòng
-
Hội đồng quốc phòng và an ninh
-
Bộ Thông tin và Truyền thông
-
Bộ Công Thương
-
Bộ Tư pháp
-
Bộ Tài chính
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
-
Bộ Công an
-
Bộ Giao thông vận tải
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo
-
Bộ Ngoại giao
-
Bộ nội vụ
-
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
-
Bộ Khoa học và Công nghệ
-
Bộ Xây dựng
-
Bộ Y tế
-
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
-
Bộ Tài nguyên và Môi trường
-
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Bảo hiểm xã hội/Bộ Quốc phòng có trách nhiệm ra sao trong việc chuyển xếp lương đối với công nhân quốc phòng?
Từ ngày 10/10/2017, Thông tư 207/2017/TT-BQP về hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương đối với công nhân quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành chính thức có hiệu lực. Theo đó, Thông tư này hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương đối với công nhân quốc phòng quy định tại Điều 4 Nghị định số 19/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương của công nhân quốc phòng và chế độ phụ cấp thâm niên đối với viên chức quốc phòng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 19/2017/NĐ-CP).
Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội/Bộ Quốc phòng về chuyển xếp lương đối với công nhân quốc phòng là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư 207/2017/TT-BQP. Cụ thể như sau:
Thực hiện việc truy thu đóng bảo hiểm xã hội; tiếp nhận hồ sơ ra quyết định điều chỉnh mức hưởng trợ cấp hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất; chốt sổ bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này đã hưởng trợ cấp thôi việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn vấn đề, Ban biên tập gửi tới bạn một số thông tin về trách nhiệm của các cơ quan khác trong việc chuyển xếp lương đối với công nhân quốc phòng như sau:
- Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng:
Chủ trì, phối hợp với Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu và các cơ quan liên quan chỉ đạo, kiểm tra và giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện chuyển xếp lương công nhân quốc phòng và bảo đảm tài chính để thực hiện chế độ hướng dẫn tại Thông tư này.
- Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu:
Tiếp nhận báo cáo của các cơ quan, đơn vị đề nghị chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với công nhân quốc phòng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; thẩm định, tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội/Bộ Quốc phòng trong việc chuyển xếp lương đối với công nhân quốc phòng. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 207/2017/TT-BQP.
Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật
- Hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam là những hành vi nào?
- Thế nào là hành vi vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam?
- Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển khi tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt nhân đi qua lãnh hải Việt Nam là những hành vi nào?
- Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển do tàu thuyền gây ra là những hành vi nào?
- Để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, việc góp vốn thành lập công ty phải tuân thủ quy tắc nào?