Quan hệ công tác giữa Bộ với Sở Lao động Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Quan hệ công tác giữa Bộ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là Hoàng Phương, sinh viên thực tập tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM. Hiện tại, em đang tìm thông tin về quy chế làm việc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hoàn thành bài tiểu luận và báo cáo thực tập. Tuy nhiên, em gặp một vài vướng mắc mong được Ban biên tập giải đáp. Cho em hỏi, theo quy định pháp luật hiện hành, quan hệ công tác giữa Bộ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Rất mong nhận được phản hồi từ anh chị. Em xin chân thành cảm ơn! (phuong***@gmail.com)

Quan hệ công tác giữa Bộ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Điều 10 Quy chế làm việc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 486/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:

- Bộ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bộ trưởng, Thứ trưởng, thủ trưởng các đơn vị Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương có trách nhiệm đi công tác tại địa phương, đơn vị cơ sở ít nhất 02 lần trong 01 năm để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ.

- Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện các chương trình công tác của Bộ triển khai tại địa phương; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của Bộ về chấp hành cơ chế, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển đã được phê duyệt ở địa phương; báo cáo Bộ kết quả công tác của đơn vị theo quy định; tham gia đầy đủ, đúng thành phần các cuộc họp, hội nghị, tập huấn do Bộ triệu tập; thực hiện quy định của Bộ đối với toàn ngành.

Trên đây là nội dung quy định về quan hệ công tác giữa Bộ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 486/QĐ-LĐTBXH năm 2017.

Trân trọng!

Thành phố trực thuộc trung ương
Hỏi đáp mới nhất về Thành phố trực thuộc trung ương
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương là gì? Có bao nhiêu thành phố trực thuộc Trung ương?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các thành phố trực thuộc trung ương hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phố trực thuộc trung ương là gì? 05 thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay là những thành phố nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đối với Thành phố trực thuộc trung ương như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục sang tên xe cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục đăng ký hộ khẩu tại Thành phố trực thuộc trung ương?
Hỏi đáp Pháp luật
Đến 2030: Tỉnh Khánh Hòa sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương?
Hỏi đáp pháp luật
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ cấu tổ chức của HĐND thành phố trực thuộc Trung ương?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố trực thuộc Trung ương về xây dựng chính quyền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thành phố trực thuộc trung ương
Thư Viện Pháp Luật
161 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thành phố trực thuộc trung ương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào